Tổng Hợp 20 Loại Hoa Lan Phổ Biến Dễ Trồng Nhất

Tổng Hợp 20 Loại Hoa Lan Phổ Biến Dễ Trồng Nhất

Hoa lan được biết đến với vẻ đẹp dịu dàng, huyền bí, cuốn hút. Đặc biệt loài hoa này được rất nhiều khách hàng yêu thích. Trong bài viết này xin giới thiệu đến bạn các loại hoa lan phổ biến, dễ trồng nhất nhé!

Về hoa lan

Theo nghiên cứu của tạp chí Nature, hoa lan xuất hiện vào khoảng 76 đến 84 triệu năm trước. Người ta tìm thấy hóa thạch của một loại ong không ngòi, trên cánh của chúng dính phấn của một loài lan không rõ nguồn gốc. Đó là giả thuyết đầu tiên về sự ra đời của hoa lan.

Tuy nhiên luận điểm này được các nhà thực vật học bác bỏ vì chưa đủ chứng cứ. Theo những gì lịch sử ghi nhận, hoa lan có nguồn gốc từ Brazil. Vào khoảng năm 1818, một nhà thực vật học người Anh tên William Carley đã nhận được kiện hàng đến từ Brazil. Ông chú ý đến một loại cây lạ và mang chúng đi trồng. Sau một thời gian thì hoa lan nở và nhanh chóng nổi tiếng bởi vẻ đẹp độc đáo của mình.

Dưới đây là một số đặc điểm chung của các loài hoa lan:

Rễ lan

Rễ lan thuộc họ sống bám, treo lơ lửng trên thân cây gỗ. Chúng có thể sống riêng hoặc chụm lại thành các bụi dày. Ngoài ra, rễ còn nhận nhiệm vụ thu chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Thân lan

Thân lan được chia thành 2 loại: đơn thân và đa thân.

Một số loại lan sống bì sinh, có nhiều đoạn thân phình lớn giống như củ. Đó là bộ phận giúp cây trữ nước và các chất dinh dưỡng khi cây phải sống trong điều kiện khô hạn. Củ giả mang nhiều hình dạng khác nhau. Chúng được cấu tạo bởi nhiều mô mềm, biểu bì, các dịch nhầy và vách tế bào.

Lá lan

Hầu hết các loại lan đều là cây tự dưỡng, chúng phát triển hệ thống lá đầy đủ và khỏe mạnh. Lá lan có nhiều hình dáng đa dạng, từ lá mọng nước đến lá phiến mỏng. Màu sắc chủ yếu là xanh bóng, tuy nhiên cũng có trường hợp hai mặt lá có màu khác nhau.

Hoa lan

Thông thường hoa lan có 6 cánh, 3 cánh phía ngoài cùng sẽ dài hơn. Ở giữa hoa lan có một trụ nổi, đó được xem là bộ phận sinh dục của loài hoa này. Trong trụ bao gồm nhụy và nhị. Chúng thụ phấn và héo đi, cuống hoa sẽ hình thành quả lan.

Quả và hạt hoa lan

Quả hoa lan thuộc dạng quả nang, khi chín sẽ có 3 đến 6 đường nứt dọc để lộ hạt lan ra ngoài. Thông thường một quả lan sẽ trưởng thành từ khoảng 2 đến 18 tháng.

Phân loại hoa lan theo thực vật học

Hoa lan hay hoa phong lan là một họ thực vật có tên khoa học là Orchidaceae. Chúng có nhiều chủng loại khác nhau, bao gồm khoảng 700 chi và hơn 28.000 loài. Theo báo cáo của các nhà thực vật học, mỗi năm có đến 800 loài hoa lan mới được tìm thấy.

Ngoài hoa lan trong tự nhiên, người ta còn lai tạo và ghép giống chúng để có thêm những loài hoa mới. Trong thế kỉ XIX, tại Châu Âu và Bắc Mỹ đã ghi nhận tại hơn 100.000 loại hoa lan được lai tạo.

Phân loại hoa lan theo các đặc điểm hình thái

Dựa trên đặc điểm hình thái, các loại lan có thể được thành 2 nhóm nhỏ:

Hoa Lan Rất Đa Dạng Về Chủng Loại

Nhóm đơn thân

Hiểu một cách đơn giản nhóm đơn thân chỉ giúp cây tăng trưởng về chiều cao. Lan sẽ tiếp tục dài ra và không thể phát triển về kích thước.

Nhóm đơn thân này sẽ chia thành 2 nhóm nhỏ khác, bao gồm:

  • Nhóm Sarcanthinae (Phụ lá mọc đối): Nhóm này gồm các giống như Aerides, Phalaenopsis, Vanda,…
  • Nhóm Campylocentrinae (Phụ lá dẹp thẳng, tròn): Gồm các giống như Luisia, Papilionanthe,…

Nhóm đa thân

Đây là nhóm tăng trưởng liên tục về cả kích thước lẫn chiều cao. Có thể chia chúng thành 2 nhóm phụ:

  • Nhóm ra hoa ở phía trên, bao gồm: Oncidium, Dendrobium, Cymbidium,…
  • Nhóm ra hoa trên đỉnh, bao gồm: Cattleya, Epidendrum, Laelia,….

Phân loại hoa lan theo môi trường sống

Nếu phân loại lan theo môi trường sống thì có thể chia chúng thành 4 loại:

  • Epiphytes: Đây là giống hoa lan sống bám vào cành hoặc thân cây.
  • Terestrials: Giống terestrials chủ yếu sống dưới mặt đất, hay còn được gọi là địa lan.
  • Lithophytes: Lan thuộc giống lithophytes sống nhiều trên các kẽ đá.
  • Saprophytes: Là giống hoa lan mọc chủ yếu trên rêu hoặc các thân gỗ mục.

Các loại hoa lan được trồng phổ biến

Hoa phong lan là nhóm thực vật lớn, để xác định và phân loại chúng là điều không dễ dàng. Tính riêng tại Việt Nam, các nhà khoa học đã ghi nhận có hơn 500 loài lan khác nhau. Một số loại lan quen thuộc như:

1. Lan hồ điệp

Lan hồ điệp là một giống hoa rất phổ biến thuộc họ nhà lan, chúng có hơn 70 loài và khoảng 40 chủng loại khác nhau. Đây là loài thực vật đơn thân, kích thước khá ngắn với lá to, dày. Bên cạnh đó, màu sắc của hoa khá rực rỡ và có cấu tạo hình dáng giống như đàn bướm đang bay. Khu vực mà lan hồ điệp mọc nhiều nhất là từ dãy Himalaya cho đến khu vực Đông Nam Á.

  • Chiều cao trung bình: Từ 30cm đến 90 cm
  • Ánh sáng sống lý tưởng: Loại cây này rất thích những nơi râm mát. Bạn cần cung cấp cho chúng khoảng 30% ánh sáng là thích hợp.
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 20°C – 30°C

2. Lan vũ nữ

Hoa lan vũ nữ còn được biết đến với tên gọi khác là Oncidium. Dòng hoa này mang vẻ đẹp kiêu sa, sang trọng và thường được dùng để trang trí trong các sự kiện lớn. Theo những nghiên cứu được đưa ra, chúng sở hữu hơn 300 loài khác nhau trong chi của mình. Phần đông trong số đó sống biểu sinh, chủ yếu phát triển trên bề mặt của các loại thực vật khác. Hoa của lan vũ nữ thường nở vào mùa hè, một số loại đặc biệt sẽ nở hoa khi sang thu.

  • Chiều cao trung bình: Từ 15cm đến 300cm
  • Ánh sáng sống lý tưởng: Nơi có ánh sáng cao nhưng không quá gay gắt, tầm 65% ánh sáng là hợp lý
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 20 °C – 25°C

3. Lan phi điệp

Tên khoa học của lan phi điệp là Dendrobium Anosmum. Chúng là loài có số lượng lớn với hơn 1000 cá thể khác nhau trong chi của mình. Vì nhiều như thế nên rất khó để phân nhánh chúng theo một hệ thống rõ ràng. Lan phi điệp có giá trị kinh tế rất lớn, đặc biệt là các cây đột biến. Chúng được phân bố chủ yếu ở Châu Á và Thái Bình Dương.

  • Chiều cao trung bình: Từ 15cm đến 120cm
  • Ánh sáng sống lý tưởng: Lan phi điệp cần ánh sáng khá cao để có thể ra hoa, trung bình khoảng 70% ánh sáng rọi vào là thích hợp.
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23 °C – 28 °C

4. Lan cẩm cù

Lan cẩm cù thuộc loại hoa thiên lý và có tên khoa học là Hoya Carnosa. Khác với các loại lan thông thường, cẩm cù là loài cây leo với thân dẻo mềm. Khi nở hoa có dạng hình cầu và tỏa ra hương thơm nhẹ nhàng.

  • Chiều cao trung bình: 20cm đến 30cm
  • Ánh sáng sống lý tưởng: Rơi vào khoảng 40% ánh sáng là đủ cho cây phát triển
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 16 °C – 25 °C

5. Lan chu đinh

Lan chu đinh được biết đến với tên khoa học là Spathoglottis Plicata, thuộc họ đất. Loài này có khoảng 60 cá thể khác nhau trong chi của mình. Tại Việt Nam, lan chu đinh được rất nhiều người yêu thích vì cách trồng đơn giản và nở hoa quanh năm.

  • Chiều cao trung bình: Từ 40cm đến 100cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Lan chu đinh không cần quá nhiều ánh sáng, bạn nên để chúng ở bóng râm có khoảng 40% ánh sáng là hợp lý.
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 17°C – 28°C

6. Lan thiên nga

Lan thiên nga có tên gọi tiếng Anh là Cycnodes. Loài hoa này được phân bổ chủ yếu ở các khu vực Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mexico. Thiên nga được nhiều khách hàng ưa chuộng vì cách trồng khá đơn giản.

Vẻ Độc Lạ Của Lan Thiên Nga
  • Chiều cao trung bình: Từ 25 đến 45cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Tùy vào từng loại mà yêu cầu ánh sáng khác nhau, nằm trong khoảng từ 20% đến 50% ánh sáng
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 24°C – 30°C

7. Lan Cymbidium

Lan Cymbidium thuộc chi lan kiếm, sống chủ yếu dưới đất. Dòng hoa này có khoảng 52 cá thể trong chi của mình. Chúng khá dễ trồng và thích hợp với nhiều môi trường khí hậu khác nhau.

Màu Sắc Rực Rỡ Của Dòng Cymbidium
  • Chiều cao trung bình: Khoảng từ 30cm đến 120cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Loài lan này cần nơi sáng sủa để phát triển, tuy nhiên hạn chế trồng ở những nơi có nắng quá gắt chiếu vào trực tiếp
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 27°C – 32°C

8. Lan Ngọc Điểm

Lan ngọc điểm hay được biết với tên gọi khác là Rhynchostylis Gigantea. Loại cây này khá dễ trồng và phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á.

Điểm Tô Sắc Màu Cho Hoa Ngọc Điểm
  • Chiều cao trung bình: 40cm đến 80cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Chúng cần khoảng 60% ánh sáng để có thể phát triển rễ và nở hoa
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 26°C – 30°C

Xem ngay: Cách trồng chăm sóc lan ngọc điểm cho khỏe mạnh tươi tắn

9. Lan Cattleya

Lan Cattleya có khoảng 113 loài trong chi của mình. Chúng phân bố phổ biến từ các vùng Costa Rica kéo dài xuống vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Các loài lan này khá khỏe nên hay được sử dụng để lai tạo, chính vì thế mà lan Cattleya có nhiều đặc điểm hình thái khác nhau. Nếu biết cách chăm sóc, tuổi thọ của chúng có thể kéo dài lên đến 30 năm.

Vẻ Đẹp Tinh Khiết Lan Cattleya
  • Chiều cao trung bình: Từ 7.6cm đến 60cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Chúng là loại cần độ ẩm cao nên ánh sáng thích hợp để sinh sống rơi vào 40%
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 16°C – 24°C

10. Lan Vanda

Lan Vanda gây ấn tượng với mọi người bởi màu sắc rực rỡ và hương thơm dễ chịu. Có khoảng 80 chủng loại khác nhau trong chi lan này. Chúng thích sống bám trên than củi hoặc vỏ dừa, đây chính là giá thể tốt nhất để cây có thể phát triển và ra hoa. Lan Vanda được trồng chủ yếu tại Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Himalaya,…

Vanda Có Nhiều Màu Sắc Rực Rỡ
  • Chiều cao trung bình: Từ 7.7 đến 62cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Tùy vào dòng Vanda mà độ sáng cho cây khác nhau. Ví dụ loài lá tròn chỉ ra hoa nếu cung cấp đủ 100% ánh sáng. Các dòng còn lại rơi vào khoảng 60%.
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 25°C – 30°C

11. Lan Phragmipedium

Lan Phragmipedium hay còn có tên gọi khác là lan hài. Chúng phân bổ nhiều ở khu vực Tây Nam Mexico và có khoảng 20 loài trong chi của mình. Chủng loại này rất ưa ẩm, thích hợp cho những bạn có sở thích tưới nước cho cây.

Cấu Tạo Độc Đáo Của Phragmipedium
  • Chiều cao trung bình: Khoảng 62cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Chúng là loài ưa bóng râm, ánh sáng thích hợp nhất khoảng 30%
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 18°C – 21°C

12. Lan chuỗi ngọc

Lan chuỗi ngọc có tên khoa học là Dendrobium Findlayanum, thuộc nhóm hoàng thảo. Sở dĩ chúng có tên gọi độc đáo như thế là vì cấu tạo thân có nhiều đốt, mỗi đốt phình to ra trông giống một chuỗi ngọc.

Lan Chuỗi Ngọc
  • Chiều cao trung bình: Từ 20cm đến 50cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Để hoa có thể nở to và đẹp hơn, lan chuỗi ngọc cần khoảng 65% ánh sáng
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23°C – 26°C

13. Lan Trúc Phật Bà

Dendrobium Pendulum hay Trúc Phật Bà là loại lan nở hoa vào cuối đông đến đầu xuân. Dòng cây này có cấu tạo đặc biệt và mang một mùi hương dễ chịu. Chúng được phân bổ chủ yếu ở các vùng cao như Tây Tạng, đảo Hải Nam, Trung Quốc,…

Lan Trúc Phật Bà
  • Chiều cao trung bình: Từ 30cm đến 80cm và có thể phát triển thêm tới 1 mét
  • Ánh sáng lý tưởng: Loài hoa này phù hợp với những nơi có ánh sáng trung bình, rơi vào khoảng 35%
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 18°C – 21°C

14. Lan trần mộng

Lan trần mộng được biết đến với tên khoa học là Cymbidium, thuộc chi lan kiếm. Đây là giống lan được giới quý tộc xưa yêu thích vì dáng vẻ sang trọng cùng mùi hương quyến rũ của mình. Chúng phân bổ chủ yếu ở những nơi có nhiệt độ thấp như Lai Châu, Lào Cai, Sapa,…

Kích Thước Lớn Của Lan Trần Mộng
  • Chiều cao trung bình: Từ 70cm đến 90cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Loại cây này phù hợp với mức ánh sáng khoảng 50%, thích hợp nằm dưới tán của các loại cây lớn
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 20°C – 30°C

15. Lan tam bảo sắc

Tam bảo sắc còn có tên khoa học là Aerides Falcata. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực nhiệt đới ẩm. Địa điểm phân bổ chính là tại đồng bằng Châu Á, Ấn Độ và phía nam Trung Quốc. Lan tam bảo sắc có cấu tạo rễ chùm, thuộc giống cây thân mềm. Cây cho hoa vào khoảng thời gian cuối xuân. Mỗi chu kỳ hoa nở sẽ kéo dài khoảng 20 ngày.

Lan Tam Bảo Sắc
  • Chiều cao trung bình: Từ 60cm đến 80cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Lan tam bảo sắc không chịu được ánh sáng trực tiếp chiếu vào. Phát triển tốt với mức 50% đến 60% ánh sáng
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23°C – 26°C

16. Lan đùi gà

Lan đùi gà hay có tên khác là Dendrobium Linawianum. Chúng là giống cây rất dễ trồng nên được nhiều người yêu thích. Thời điểm nở hoa của lan đùi gà vào dịp Tết Nguyên Đán nên mọi người hay mua về để chưng trong nhà. Loài cây này phân bổ nhiều ở các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc.

Lan Đùi Gà Tím
  • Chiều cao trung bình: Từ 30cm đến 60cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Khoảng 30% đến 50% ánh sáng là phù hợp với giống hoa này
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 20°C – 27°C

17. Lan hỏa hoàng cam

Lan hỏa hoàng cam còn có tên khoa học là Ascocentrum Miniatum. Chúng là loài sống ở các vùng nóng và sống bám trên các giá thể cứng như gỗ, xơ dừa, than. Hình dáng của hỏa hoàng cam khá ngắn, thân mập với hoa dạng chùm. Loài hoa này sẽ ra hoa vào khoảng cuối mùa xuân đầu mùa hè.

Màu Cam Rực Rỡ Của Hỏa Hoàng Cam
  • Chiều cao trung bình: 40cm đến 50cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Khoảng 40% đến 50% ánh sáng
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 24°C – 30°C

18. Lan trầm trắng

Lan trầm trắng có tên khoa học là Dendrobium Nestor Var Alba. Chúng là loài được lai tạo từ Phi Điệp và Giả Hạc Tím Hồng. Hoa của lan trầm trắng rất thơm, lan đi xa. Bên cạnh đó, lan trầm trắng được phân bổ chủ yếu ở Thái Lan và Đài Loan.

Màu Trắng Tinh Khiết Của Lan Trầm Trắng
  • Chiều cao trung bình: 25cm đến 50cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Khoảng 50% là hợp lý
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23°C – 27°C

19. Lan Thủy Tiên mỡ gà

Thủy tiên mỡ gà hay Callista Densiflora là một loại lan có thân vuông cứng. Giống cây này có rễ chùm, thân thường có màu trắng bạc.

Lan Thủy Tiên Mỡ Gà
  • Chiều cao trung bình: Từ 40cm đến 60cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Rơi vào khoảng 40% đến 50%
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23°C – 30°C

20. Lan báo hỷ

Lan báo hỷ là loại cây thuộc chi hoàng thảo. Chúng thích hợp sinh sống tại các vùng nhiệt đới ẩm Myanmar, Việt Nam, Campuchia,…

Đắm Chìm Trước Vẻ Đẹp Của Lan Báo Hỷ
  • Chiều cao trung bình: Từ 50cm đến 70cm
  • Ánh sáng lý tưởng: Thích hợp nhất vào khoảng 60% ánh sáng
  • Nhiệt độ sống lý tưởng: 23°C – 28°C

Như vậy là đã giới thiệu đến mọi người các loại hoa lan phổ biến nhất hiện nay rồi. Hy vọng các thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn môi trường sống, giống cây phù hợp với nhu cầu của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *