3 bước thành thục công cụ Google Analytics 4 (GA4)
Có một công thức để tiếp thu kiến thức mới nhanh gấp đôi mà thường bị bỏ qua: Học “cách học” từ những chuyên gia. Để trở thành chuyên gia, họ đã phải bỏ ra nhiều thời gian nghiên cứu, thậm chí “mò mẫm” tìm ra con đường tiếp cận kiến thức cho riêng mình. Vì vậy, học hỏi từ những người chuyên gia sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Từ đó, bạn không cần lần mò giữa bể kiến thức khổng lồ và có thể hoạch định rõ ràng lộ trình học tập.
Kể từ tháng 3 năm 2024, các phiên bản Universal Analytics đã hoàn toàn bị thay thế bởi Google Analytics 4. Để nắm bắt và tận dụng tối đa những tiện ích của nền tảng mới này, người dùng cần không ngừng cập nhật kiến thức. Google Analytics 4 mang đến nhiều tính năng tiên tiến và giao diện người dùng được cải tiến, giúp phân tích dữ liệu trực quan hơn và cung cấp những thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định marketing chính xác và hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng có thể dễ dàng làm quen với công cụ này ngay từ đầu.
Bước 1: Hiểu bản thân muốn gì, hiểu công cụ làm được gì
“Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Để một khởi đầu suôn sẻ, mình đặt những vấn đề này lên đầu tiên:
- Hiểu được Google Analytics 4 có thể làm được gì.
- Nắm rõ kỳ vọng của mình đối với GA4 là gì.
GA4 không phải là một “bảo bối thần kỳ” để gia tăng chuyển đổi. Ngược lại, công cụ này chỉ là một phần mềm cơ sở dữ liệu, nơi tập trung toàn bộ thông tin khách hàng từ các nguồn, hay còn gọi là CDP (Customer Data Platform).
Vậy khi có một bể dữ liệu, điều ta có thể làm là bóc tách, lôi các dữ liệu đó ra để đưa ra những phân tích và nhận định nhằm tối ưu các hoạt động Digital Marketing của mình.
Điểm mạnh của công cụ đến từ Google này chính là “mô tả chân dung khách hàng”. Dưới đây là 3 loại báo cáo và các chỉ số tương ứng mà người dùng có thể thu được từ Google Analytics 4.
Như vậy, ta bước đầu đã có cái nhìn khái quát về năng lực của Google Analytics 4, và đây chính là bàn đạp vững chãi nhất để tiếp tục tiến đến bước thứ 2 trên hành trình thành thạo GA4.
Bước 2: Triển khai lộ trình 3 – 3:
03 tính năng cần thành thạo:
- Tính năng so sánh – Bạn có thể xem xét và đối chiếu các phần khác nhau trong cùng một báo cáo để hiểu rõ hơn về hiệu suất từng phân khúc mình quan tâm.
- Tính năng chỉnh sửa báo cáo cá nhân hóa – Hãy tạo ra những báo cáo theo ý muốn của bạn bằng cách thêm hoặc bớt các chỉ số quan trọng, giúp bạn tập trung vào những thông tin cần thiết nhất.
- Tính năng thư viện báo cáo – Tìm và sắp xếp các báo cáo cụ thể một cách dễ dàng, cho phép bạn tổ chức các báo cáo chi tiết mà bạn cần ngay trong báo cáo tổng quan của mình.
Ngoài ra bạn cũng cần thành thạo các tương tác trên 1 báo cáo như: Sắp xếp báo cáo, sử dụng bộ lọc .v.v.v để khai thác dữ liệu trên báo cáo đó hiệu quả nhất.
03 công cụ chính cần nhớ:
- Biểu mẫu tùy ý: Ngay sau khi nắm được công cụ này, bạn có thể tạo mọi loại báo cáo mà trước đây Google Analytics cũ cung cấp trên nền tảng GA4.
- Khám phá phễu: Công cụ này cho phép bạn tìm hiểu tỷ lệ giảm dần của khách hàng trong quá trình chuyển đổi, từ đó phát hiện điểm mạnh và điểm yếu trong chiến lược tiếp cận của bạn.
- Khám phá lộ trình khách hàng: Đây là khả năng giúp bạn hiểu được con đường mà khách hàng tiềm năng của bạn thường đi để đến với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Chẳng hạn, bạn sẽ biết được một khi khách hàng đã đọc xong bài viết của bạn, họ có xu hướng tiếp theo là gì? Họ đi đến trang sản phẩm hay dịch vụ thông qua đường link nội bộ hay từ menu chính của website?
Còn rất nhiều những báo cáo khác cần phải nghiên cứu để nắm bắt rõ ràng. Vì những báo cáo này để rất phức tạp và phải cung cấp đủ lượng dữ liệu đầu vào để sử dụng tốt.
Bước 3: Làm nhiều – hỏi nhiều
Một điều mà người học GA4 cần tuyệt đối cẩn trọng là tránh kiểu học “Cưỡi ngựa xem hoa”. Để thực sự hiểu sâu, hiểu kỹ, biến kiến thức đọc được thành của chính mình thì người dùng cần phải liên tục thực hành. Trong bài viết của mình, giảng viên Nguyễn Văn Phúc đã đưa ra bài tập “thực chiến”:
Tình huống đặt ra:
Bạn có một trang web thương mại điện tử. Nếu khách hàng của bạn chưa từng đăng nhập vào trang web, khi mua một món đồ, người đó sẽ cần ấn nút “Thanh toán” để tự động chuyển sang trang đăng nhập. Câu hỏi đặt ra là: Hành trình này liệu có đang cản trở người mua thực hiện việc mua hàng hiệu quả? Liệu rằng họ sẽ tiếp tục tạo tài khoản và mua, hay họ sẽ bỏ luôn ý định mua món hàng mà bạn đã “trầy trật” mời gọi bằng vô số hình thức marketing khác nhau?
Thông thường, bản thân người dùng có thể dễ dàng đưa ra những đánh giá mang tính chủ quan, phiến diện trước những vấn đề này. Sẽ có rất nhiều người đi đến quyết định: “Tất nhiên phải bỏ bước này đi rồi, lằng nhằng rắc rối!”. Vậy nhưng, có điều gì chứng minh ý kiến này là chính xác không? Hay đó chỉ là cảm quan cá nhân của bạn? Với Google Analytics 4, bạn sẽ luôn có “bằng chứng” cho mọi luận điểm của mình.
Vậy cùng nhau đi qua 4 chặng đường tìm bằng chứng thuyết phục cho luận điểm đó.
- Bước 1: Dùng báo cáo “khám phá phễu” để xem có bao nhiêu người trải qua “bước đăng nhập”.
- Bước 2: Dùng tính năng “hành động tiếp theo” để xem sau khi đến trang “đăng nhập” thì người dùng sẽ làm gì?
- Bước 3: Dùng báo cáo khám phá lộ trình để đào sâu hơn: Xem có bao nhiêu người sẽ quay lại giỏ hàng sẽ làm gì tiếp theo? Tỷ lệ là bao nhiêu %?
Tương tự, với những người không quay về giỏ hàng mà đến trang đăng ký thì có đăng ký không?
- Bước 4: Từ đó có đề xuất phù hợp