SGK Ngữ văn lớp 11

Trong SGK Ngữ văn lớp 11 mới xuất hiện đoạn văn “lạ” học sinh bình luận rôm rả

Bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển, học sinh thích thú phát hiện trong SGK Ngữ văn lớp 11 bộ Cánh diều chương trình giáo dục phổ thông mới có một đoạn văn khác bình thường.

Gìn giữ trong sáng Tiếng Việt trong SGK Ngữ văn lớp 11 mới

Theo lộ trình của Bộ GDĐT, năm học 2023-2024 sắp tới, học sinh lớp 4, 8, 11 sẽ học sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông mới. Nội dung sách mới ra sao luôn là điều không chỉ học sinh mà dư luận hết sức quan tâm.

Mới đây, học sinh lớp 11 đã phát hiện trong SGK Ngữ văn lớp 11 mới có một đoạn văn…. lạ. Bên cạnh các tác phẩm văn học kinh điển bao lớp thế hệ thuộc lòng thì đoạn văn này viết về cách sử dụng câu chữ của giới trẻ hiện nay như “Mình không mún làm người khác bùn đâu”; “Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí – nhưng cũng có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xong đâu”; “Khó chịu mụt cách kin khủg”; “Trùi ui, cái gì mà wê thế – để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ”…

Xuất hiện đoạn văn trong SGK Ngữ văn lớp 11 mới, học sinh bình luận rôm rả
SGK Ngữ văn lớp 11

Đoạn văn trên khiến học sinh bình luận rôm rả và nhiều em còn bày tỏ phấn khích khi SGK mới có nội dung trẻ trung, gần gũi và đây cũng là vấn đề được quan tâm.

Theo nội dung chia sẻ, đây là bài thực hành đọc hiểu bài “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” trong SGK Ngữ văn lớp 11 bộ Cánh diều. Bài thực hành này cũng yêu cầu học sinh: Đọc trước văn bản, tìm hiểu thêm các bài viết về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Hãy chuẩn bị một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết.

Đọc ngay: Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực

Liên quan đến đoạn văn gây xôn xao trên, chia sẻ với PV báo Dân Việt, thầy Hà Văn Vụ, giáo viên Văn, Trường THPT Lê Thánh Tôn, quận 7, TP.HCM cho hay: “Học sinh hiện nay chịu ảnh hưởng rất lớn từ ngôn ngữ của bạn bè và ngôn ngữ của các trang mạng xã hội. Có một bộ phận không nhỏ chịu ảnh hưởng tiêu cực, sử dụng từ ngữ, văn phong không đúng chuẩn chính tả, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt bằng cách viết tắt, sử dụng từ ngữ pha tạp, sử dụng từ ngữ nước ngoài khi tiếng việt có từ tương đồng,… Do đó ảnh hưởng không nhỏ tới lối hành văn của các em học sinh ở môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác nói chung nếu các em không được định hướng rõ ràng, khoa học.

Bài “Tiếng Việt lớp trẻ bây giờ” là bài nghiên cứu khoa học của chuyên gia ngôn ngữ học Phạm Văn Tình. Bài nghiên cứu chỉ ra những thực trạng sử dụng ngôn ngữ sai cách, lai tạp của giới trẻ hiện nay. Từ cách sử dụng đó vô hình làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Qua bài viết tác giả muốn gửi đến chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải biết giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trong sáng của tiếng Việt.

Đọc truyện: Truyện Ngày Xưa Có 1 Chuyện Tình

Đây là bài viết khoa học, nêu và điểm “đúng huyệt” yếu của giới trẻ khi sử dụng ngôn ngữ hiện nay. Với mục đích để nhắc nhở về cách sử dụng từ ngữ, nhất là ngôn ngữ mẹ đẻ sao cho phù hợp”.

Theo thầy Vụ, các tác giả viết SGK chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 bộ sách đã và đang chọn lọc đưa vào sách những tác phẩm, những bài viết mới, khoa học, gần gũi,… của những tác giả, những nhà khoa học có tên tuổi giúp các em học sinh dễ tiếp cận và cảm thụ.

Nhận xét về chương trình giáo dục phổ thông mới, thầy Vụ cho biết: “Chương trình đã làm thay đổi tư duy dạy và học của giáo viên và học sinh.

Đối với học sinh, các em không còn học đọc chép, thuộc văn mẫu mà thay vào đó là các hoạt động học, khai thác các văn bản dựa trên định hướng của giáo viên đứng lớp. Các em được đưa ra những quan điểm, chính kiến cá nhân trong quá trình học.

Đối với giáo viên đã thay đổi cách dạy từ thuyết giảng, đọc chép qua hướng dẫn, định hướng học sinh tự khai thác văn bản nhằm đạt được các yêu cầu cần đạt đã xác định trước đó. Chương trình dạy theo đặc trưng thể loại (từ 2-3 tác phẩm mỗi thể loại). Có phần tri thức ngữ văn cung cấp kiến thức liên quan tới thể loại rõ ràng, ngắn gọn, khoa học.

Tuy nhiên, theo nhận xét của thầy Vụ về SGK mới, có một số đoạn trích/ văn bản đưa vào chương trình lấy từ tác phẩm có giá trị nhưng đoạn trích đưa vào chưa phải là đoạn trích xuất sắc, nội dung khó khai thác.

Do đề kiểm tra mang tính mở, ngữ liệu mở để phù hợp với chương trình gây không ít khó khăn cho giáo viên trong quá trình thẩm định các ngữ liệu để ra đề. Và còn nhiều tranh cãi khi họp thống nhất đáp án trong các kỳ thi của chương trình mới”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *