Và từ đó mình đã biết yêu con người chân thật của chính mình

Và từ đó mình đã biết yêu con người chân thật của chính mình

Chân thật với chính mình quan trọng thật! 

Đây là những suy ngẫm của mình trước khi ra khỏi trường đại học. Chỉ vỏn vẹn chưa đầy hai tháng nữa thôi là mình sẽ đến ngày sải bước trong bộ lễ phục mà nhận bằng tốt nghiệp. Hôm nay, khi đang tận dụng một tuần nghỉ xuân để tập trung toàn lực cho việc hoàn thiện portfolio (một dạng khoá luận tốt nghiệp), thì mọi ký ức hai năm học cứ thế rủ nhau ùa về.
porfolio của mình chân thật từng dòng tiểu luận
porfolio của mình chân thật từng dòng tiểu luận
24 tháng 8 năm 2021, mình đã chính thức bắt đầu nhập học. Một sự bắt đầu chỉ toàn là hoài nghi, mông lung và mệt mỏi sau hành trình dài của những sự kiện nối tiếp sự kiện. Những buổi đầu “chập chững” đến trường không còn “mẹ dắt tay từng bước” mà ngược lại, trong đầu chỉ toàn bỉm, sữa, tối nay con ăn gì. Nhanh thôi, sự khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, khoảng cách thế hệ đã khiến mình cứ đứng lên rồi lại ngã dúi dụi, không biết bao nhiêu lần.
Bài viết này hay này: Chân thật là gì? 
hình ảnh chân thật về buổi lễ tốt nghiệp
hình ảnh chân thật về buổi lễ tốt nghiệp
Nước Mỹ tự do, điều đó không sai, nhưng nó chỉ tự do khi bạn biết khai phóng chính mình trước đã. Hồi đầu đi học, nói chuyện đã trở thành nỗi ám ảnh của một cựu MC truyền hình. Giao tiếp, gặp gỡ con người trở thành điểm yếu của một chuyên viên PR lâu năm. Ngay tại khoảnh khắc đó, mình đã phải vật lộn không chỉ một mà là hai vấn đề. Đầu tiên là khó khăn về ngôn ngữ. Cái này dễ hiểu, dễ thấy, khi 29 tuổi bắt đầu học tiếng anh từ con số 0, đến 30 tuổi đã có mặt trong một lớp học Thạc sĩ với 90% là người Mỹ. Vấn đề thứ hai khó nhìn thấy hơn, khó hiểu hơn kiểu như “sướng thế có gì mà kêu áp lực?”. Đó chính là thách thức để tìm lại, xây lại những bản sắc cá nhân và chấp nhận tất cả mọi điều thuộc về mình ở hiện tại.
Lúc đó mình chối bỏ bản thân, không chấp nhận được sự thật mỗi khi mở miệng định nói một câu thì tim đập thình thịch, tay chân lẩy bẩy và giọng run bần bật. Trong khi trước đây, nói là một loại tài sản mà mình sở hữu. Mình cảm thấy bế tắc vô cùng khi bản thân là người vui vẻ, cởi mở, vốn dĩ thích chạy ra với thế giới bên ngoài thì giờ lại thu lu trong một góc. Thế rồi mình tự hỏi tại sao? Vì đâu mà cảm xúc bất mãn bản thân cứ bủa vây tâm trí? Vì đâu mà mình lại khó chịu, đối xử với chính mình như thể một người mẹ hà khắc luôn chỉ nhìn vào nhược điểm của con mà thất vọng?
review chân thật ngành học của mình
review chân thật ngành học của mình
À, thì ra là vì sự kỳ vọng. Ai học ngoại ngữ chẳng trải qua những ngô nghê như vậy? Ai sang một đất nước khác định cư chẳng cần phải có thời gian thích nghi? Ai trong môi trường mới mà không phải tự chứng minh năng lực, trước khi đòi người khác nhìn mình trân trọng? Tự mình cho rằng mình khác, khác nên có thể đốt cháy những bước đi đầu tiên và mong muốn phải tốt, phải ổn, phải như ý ngay lập tức. Một sự kỳ vọng thiếu thực tế dẫn đến những ngày dài của sự thất vọng.
review chân thật trường học của mình
review chân thật trường học của mình
Chính trong khoảnh khắc đó mình đã quyết định, đã yêu cầu, đã học, để không ăn mày quá khứ, để trở nên chấp nhận bản thân.
Mình tự hỏi  nếu con mình không giỏi, không thành công thì mình có hết yêu con không? Vậy tại sao khi mình dưới chuẩn so với những kỳ vọng vô lý của bản thân, mình lại dễ dàng chọn sự chán ghét? Từ từ từng bước, mình đón lấy, ôm ấp, xoa dịu con người chân thật vốn bị tự chối bỏ bấy lâu nay.
Khi gạt bỏ những danh xưng và kỳ vọng, mình nhìn nhận mọi thứ diễn ra như nó vốn là. Mình đơn giản đóng vai người quan sát. Khi mình nói chuyện, mình quan sát rằng mình đang phát âm sai, hoặc mình nói câu này chưa được hay. Mình ghi nhận và chỉnh sửa mà không cần cộng thêm những cảm xúc như thất vọng hay phán xét.
Chính quãng thời gian ấy đã giúp mình quay trở về tập trung vào bên trong, vào bản chất chân thực nhiều hơn là sự “trình diễn” để đáp ứng những kỳ vọng bên ngoài, ngay cả khi đó là những kỳ vọng tự mình đặt ra. Mình cũng không còn cảm thấy việc sử dụng mạng xã hội như là cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Có rất nhiều câu chuyện đã được giữ lại như của để dành. Mình đã quyết định rằng mạng xã hội là công cụ. Thật ra, ngoại trừ yêu cầu công việc, những ai thường xuyên cập nhật trên mạng xã hội đều rất cô đơn.
Ngày xưa, mỗi độ “dìu dặt dìu, mùa xuân theo én về” mình rất thắc mắc tại sao nhạc sỹ Văn Cao lại viết “từ đây người biết yêu người”. Hoá ra khó lắm, mình cũng đã biết yêu mình đâu mà tự nhận tôi yêu người. Hôm nay, mình tự tin hát: Từ đây mình biết yêu mình và mở lòng để học cách yêu người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *