CÁCH VIẾT CONTENT STORYTELLING

CÁCH VIẾT CONTENT STORYTELLING

4 YẾU TỐ CÁCH VIẾT CONTENT STORYTELLING

1. Nhân vật

Trước khi bắt đầu kể chuyện, cần xác định được các nhân vật chính, nhân vật phụ sẽ xuất hiện trong câu chuyện và đặc điểm của họ. Có 2 cách để chọn nhân vật chính phù hợp:

– Nhân vật chính có đặc điểm và hoàn cảnh giống với đối tượng mục tiêu chúng ta đang hướng tới. Ví dụ: Target Audience của khóa học tiếng anh là sinh viên thì nhân vật chính trong câu chuyện cũng nên là một bạn sinh viên đang loay hoay gặp vấn đề với các kỹ năng tiếng anh của mình.

– Nhân vật chính có đặc điểm và hoàn cảnh dễ gây đồng cảm với nhiều người trong xã hội. Ví dụ: mẹ đơn thân, cô gái bị người yêu cắm sừng, chia tay, … 

Ngoài ra, ở phần này chúng ta cũng sẽ xác định ngôi kể chuyện. Có 2 ngôi kể phổ biến: 

– Ngôi thứ nhất với các đại từ nhân xưng như: tôi, mình, tớ, … Ngôi kể thứ nhất có ưu điểm là dễ dàng bộc lộ tâm trạng, trải nghiệm của nhân vật một cách rõ nét và chi tiết hơn (kiểu như người ngoài chỉ nhìn thấy tôi khóc nhưng chỉ có tôi mới hiểu được chính xác nhất tôi đang cảm thấy đau khổ đến mức nào). Mình thường sử dụng ngôi kể thứ nhất khi kể chuyện với content định dạng text.

– Ngôi kể thứ ba với các đại từ nhân xưng như: cô ta, anh ấy, ông ấy, … Ngôi kể thứ ba có ưu điểm là có cái nhìn toàn cảnh và khách quan với nhiều nhân vật hơn. Theo quan sát của mình, ngôi kể thứ ba thường được sử dụng nhiều trong các câu chuyện được truyền tải bằng video. 

2. Biến cố (vấn đề của khách hàng)

Phần này xác định nhân vật chính trong câu chuyện gặp khó khăn, trắc trở gì trong cuộc sống, chuyện gia đình, chuyện công việc, học tập, … Biến cố này nên có nét tương đồng với vấn đề khách hàng mục tiêu gặp phải để tạo được sự đồng cảm. Khi đó, người đọc sẽ dễ dàng hòa mình vào câu chuyện và theo dõi tiếp diễn biến.

3. Diễn biến (tâm trạng và tình tiết)

Cần xác định các tâm trạng và tình tiết trong câu chuyện. Đặc biệt, phần này càng mô tả chi tiết tâm trạng đau khổ, hạnh phúc, … của nhân vật chính (và các nhân vật liên quan) thì càng tốt. Cần nhớ rằng một câu chuyện hay thì nên có drama và twist. Gần như không có ai thích đọc một câu chuyện “tẻ nhạt” với bối cảnh và cảm xúc đi ngang, thường một câu chuyện hấp dẫn có biểu đồ cảm xúc giống hình ngọn núi: Khi nhân vật gặp biến cố thì cảm xúc đi lên đến đỉnh, gặp được sản phẩm/giải pháp phù hợp thì biểu đồ cảm xúc đi xuống.

4. Giải pháp và kết cục

 Một câu chuyện luôn cần một cái kết, một cái kết vui, buồn hay mở đều được, miễn là có thể làm thỏa mãn và làm khách hàng nhớ. Phần này có thể lồng ghép thông điệp của thương hiệu hoặc CTA liên quan đến sản phẩm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *