Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực

Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực

Ca dao tục ngữ phồn thực là một nhánh nghệ thuật trong văn hóa Việt Nam. Sự phong phú đa dạng thật vô cùng. Tình dục là một phần quan trọng của đời sống. Ngày trước, ông cha ta đã rất tinh tế nhận xét, vẽ ra, ghi lại, những sinh hoạt đời thường bằng ngôn ngữ, chữ nghĩa từ cuộc sống. Một số lớn chúng ta cho đây là thô tục.

Thanh hay tục tùy theo quan niệm của mỗi người. Chúng tôi nhận được bài viết dưới đây qua điện thư, không thấy ghi tên người sưu tập và đúc kết. Trong ý muốn phổ biến sự đa dạng của ca dao tục ngữ, chúng tôi xin phép tác giả và bạn đọc được đăng lại. Cũng xin báo trước: bài sưu tập có rất nhiều từ ngữ “tục”. Các bạn giàu đạo đức, không thích, hãy bỏ qua, đừng nên đọc. Cảm ơn người sưu tập biên soạn và tất cả bạn đọc.

Cặc có một số mặt nổi trội so với các cơ phận khác.

Nó rất mẫn cảm đối với phía bên kia:

“Ra đường gặp ả hồng nhan

Thằng cu nghển cổ nóng ran cả người”.

Nó rất thích của lạ:

“Cái gì không mắt, không tai

Cổ đeo hai bị, tóc dài ngang lưng

Của nhà thấy cứ lừng khừng

Hễ thấy của lạ bừng bừng xông lên”.

Hoặc:

“Cái gì chỉ có một đầu

Có mồm không mắt, đeo râu xồm xoàm

Khỏe đứng thẳng, nhọc nằm ngan

Thất thường tính khí họ hàng không ưa

Của lạ xài mấy cũng vừa

Của nhà thì cứ dây dưa khất lần”.

Đọc luôn: Lạm dụng thủ dâm và những tác hại nghiêm trọng

Kích thước, hình thù của nó cũng mỗi người mỗi khác. Vì thế, mới có chuyện: Ba chị đi chợ về đố nhau:

“Của cánh đàn ông thế nào thì sướng?”.

Chị thì nói ngắn, chị thì nói dài,

chị thì nói cong. Chẳng ai chịu ai.

Cuối cùng cả ba kéo nhau đến gặp một ả có tiếng lẳng lơ, mới được “bật mí” như thế này:

“Ngắn sướng ngoài, dài sướng trong

cong cong sướng chính giữa”.

Vì nó sướng thế nên phía bên kia đã “cương quyết chiến dấu” để “không cho chúng nó thoát”:

“Nhịn ăn, nhịn mặc, không ai nhịn cặc cho ai”.

Chuyển sang cái Bướm

Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực
Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực

“Nửa đêm thức dậy đâm xay

Gãi lồn xoạc xoạc lông bay đầy nhà”.

“Chiều chiều xách mủng xuống đồn

Cậu cho bát gạo, banh lồn cậu coi”.

“Mẹ em cứ bảo không lồn

Cái chi dưới háng như cồn cỏ may”.

“ Bướm đồng, động đến thì bay

Bướm nhà động đến lăn quay ra giường”.

Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực
Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực

Là cái khuôn đúc tượng. Một chàng trai thấy một cô gái đẹp liền hát:

“Hỡi người đi đó xinh thay

Có khuôn đúc tượng, cho anh đây đúc cùng”.

Cô gái đã trả lời rất tình tứ:

“Người sao ăn nói lạ lùng

Khuôn ai nấy đúc, đúc cùng ai cho!”.

Hoặc do sự cọ xát của “thớt trên”. Có một cô gái ngây thơ hỏi chị dâu khi cả hai

“Chị em rủ nhau tắm đầm

Của em sao đỏ, chị thâm thế này?”.

Đã được cô chị dâu cho biết nguyên nhân:

“Nó thâm bởi tại anh mày

Xưa kia chị cũng hạt chay đỏ lòm”

Sự cân đối so với các cơ phận khác cũng mỗi người mỗi vẻ. Thông thường thì tỷ lệ thuận:

“To đường cấy, nậy ngả ba”.

Hoặc:

“Em là con gái Phú Đa

Con người phốp pháp, ngã ba to đùng”.

Nhưng cũng có khi ngược lại:

“Em là con gái chợ Cồn

Người thì bé nhỏ cái lồn lại to !”.

Rồi diện mạo của nó thế nào? Một chàng trai hỏỉ:

“Cô kia, cô kỉa, cô kìa

Người cô thế ấy, cái kia thế nào?”.

Đã được phía bên kia trả lời thật tuyệt vời:

“Nó xinh, nó xỉnh, nó xìn

Nó cũng như mình, nó đã có ria!.”

Nó giống mồm anh. Đau hơn hoạn

Lồn
Lồn

Nó cũng có độ sâu chết người. Bởi thế có khách qua sông đã hỏi cô lái đò:

“Sông này sâu cạn thế nào

Lại đây anh thả một con sào hỡi em”.

Đã bị đối phương giáng trả:

“Sông này chỗ cạn chỗ sâu

Sa chân thì ngập cả đầu đó anh!”.

Lại có chuyện: Ba anh chàng đi học về, thấy một chị nông dân đang cấy dưới ruộng, xúc cảnh sinh tình, liền đố nhau:

“Của chị ấy thế nào?”.

Anh nói tròn,

anh nói méo,

anh nói vuông.

Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực
Ca Dao Tục Ngữ Phồn Thực buồn cười quá

Chẳng ai chịu ai, bèn kéo nhau vào huyện đường nhờ quan phân xử. Quan phán: “ Mai gọi thị ấy xuống đây, rồi ta phân xử cho”. Về nhà, ba anh biện ba món quà để “ hối lời” chị ta. Sáng hôm sau kéo nhau vào huyện đường. Lập nghiêm, quan hỏi: “Thị kia ! Của mày thế nào mà để ba thầy đây đi học về đố nhau: Thầy nói tròn, thầy nói méo, thầy nói vuông?”. Được quan cho phép, chị nông dân lễ phép thưa

“Bẩm quan, cả ba thầy đều đúng ạ!” Quan ngạc nhiên. Chị ta nói tiếp:

“Khi con đi, thì của con méo

khi chồng con đến đéo, thì của con tròn

Những khi ngồi đòn, thì của con vuông!”

Có người còn vẽ hình hài nó như thế này:

“Đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười

Vô phúc mạt đời, mọc cái răng nanh !”.

Lồn có sức mạnh hơn cả ma quỷ:

“ Ma hớp hồn, không bằng lồn rút ruột”.

Vì nó mà có kẻ mất hết cả trí tuệ:

“Khoe anh lắm khéo, lắm khôn

Qua cửa nhà lồn bảy vía, còn ba !”

Đến những bậc văn nhân, tài tử mà dính lấy nó thì cũng trở nên đần độn:

“Văn chương chữ nghĩa bề bề

Thần lồn ám ảnh thì mê mẩn đời !”.

Đọc thêm: Những lễ hội phồn thực độc nhất vô nhị của Việt Nam

Nó làm cho các VIP, các sếp đến mê mệt mất cả tỉnh táo:

“ Cây luồng mà bỏ u rê

Các quan, các sếp đều mê cây luồng”.

Kì diệu hơn, nó có thể tái sinh sự sống. Bởi thế mới có chuyện: Một ả đi cày thách đố một chàng trai:

“Đưa chàng một nắm ngô rang

Chàng đút vô cho nó mọc, thiếp theo chàng về ngay”.

Anh ta đã trả lời thật hóm hỉnh:

“Nơi nào mà nắng không khô

Mà mưa không ướt đút vô, mọc liền !”.

Có khi nó trở thành “tiêu chuẩn”để đo sự trưởng thành của một đấng tu mi nam tử:

“Làm trai cho đáng nên trai

Mồm thơm mùi rượu, tay khai mùi lồn”.

Đến các bậc quân tử cũng có khi “gương mẫu” như thế này:

“Tưởng là quân tử nhất ngôn

Ai ngờ quân tử rờ hai tay”.

Bởi thế, mới có kẻ tuyên bố:

“Quân tử nhất ngôn là quân tử dại

Quân tử nói lại, là quân tử khôn

Quân tử rờ lồn. là quân tử giỏi !”.

Thật là hết chỗ nói ! Lắm anh chàng nổi tiếng khôn cũng bởi do biết :

“Làm trai như thế mới khôn

Ăn cơm dùng đũa, rờ lồn dùng tay”.

*

Giờ nói đến chuyện ấy.

Đó là chuyện “ giao lưu” của một cặp tình nhân muôn đời. Có nhiều cách để gọi sự giao lưu ấy. Thông thuờng thì gọi là đ. Khi thì gọi là “mần”, là “ấy”:

Nhưng phổ biến nhất vẫn là đ. Từ xa xưa, tạo hóa đã bắt C. và L. phải làm bạn với nhau. Ai không có bạn “ thân mến” ấy là bất hạnh, là vô phúc ! Bởi thế một cô gái mới đem “của mình” ra để đố bạn trai:

“ Lồn vàng, bẹn ngọc, đóc sơn son

Trai nam nhi đối được, thiếp theo non về dừ”.

Bạn trai của cô ta đã đối lại khá chuẩn:

“Lông mun, dái trắc, cặc xà cừ

Anh đây đối được, em cho dừ hay mai ?”.

Rõ ràng là cái chắc đã ngoắc lấy cái đẹp. Và cái đẹp đã kẹp lấy cái chắc!

Ca dao phồn thực còn cho ta biết:

“Con gái 17 vú cảy lồn sưng/

Hai mắt trập trừng/ Hình như muốn địt”

Vì thế đến tuổi dậy thì, mới có chuyện con trai trách con gái:

“Tổ cha ba đứa có lồn

Không cho tui địt để lồn mần chi?”.

Liền được phía con gái trả lời:

“Anh hỏi thì em xin thưa

Lồn em đang nhỏ, chưa vừa cặc anh”.

Nó còn cho biết chuyện ấy sẽ xẩy ra khi nào:

“No thì L. .L., C. C./

Đói thì hục hặc chuyện ăn”.

Con người khác với loài vật ở chỗ nào:

“ Chó mùa thu, tru (trâu) mùa hè/

Người thì nhè bát tiết”.

Nghĩa là quanh năm.

Trong ca dao chuyện ấy ít nói bóng, nói gió. Đa phần là nói thẳng. Cho nên có anh chàng nào đó đã đề nghị:

“Lồn em tủm hủm mu rùa/

Cho anh địt cái, đến mùa lấy khoai”.

Thì bên kia nói ngay:

“Khoai khoai cha tổ là khoai

Cho anh địt cấy đến mai lấy tiền

Tiền tiền cha tổ là tiền

Cho anh địt cái lồn liền lộ khu! ”.

Có khi phái yếu ở trong tư thế sẵn sàng “chiến đấu”:

“Nửa đêm nghe chuột khoét dần

Tưởng chồng đến địt trương gân banh lồn !”.

Có người còn so sánh, đề ra ‘tiêu chí” thế nào là cha thương con, vợ thương chồng:

“Cha thương con làm nhà tứ trụ

Vợ thương chồng cho đụ suốt đêm”.

Có chỗ còn nói tới tác hại của nó khi vượt ngưỡng:

“Hay ăn thì béo, hay đéo thì gầy”.

Trong khi văn chương bác học nêu lên cách tẩm bổ và hành lạc như thế này:

“ Bán dạ tam bôi tửu

Bình minh nhất trản trà

Tam nguyệt giao nhất độ

Lương y bất đáo gia”.

Nghĩa là:

“Nửa đêm ba chén rượu

Sáng mai một chén trà

Ba tháng địt một cái

Thầy thuốc đếch tới nhà”.

Thì tục ngữ dân gian nói:

“Đêm bảy ngày ba, vô ra không kê”.

Để giữ được nhịp độ đó, người xưa bày cho:

“Thương chồng nấu cháo cu cu

Chồng ăn chồng đụ như tru (trâu) phá ràn”.

“Thương chồng thì nấu cháo lươn

Chồng ăn chồng đụ cho trườn ra sân”.

“Thương chồng thì nấu cháo gà

Chồng ăn chồng đụ gấp ba ngày thường”.

Thật là khủng khiếp! Lại còn bày cho cách tiến hành thế nào để đạt đến cực điểm của sự khoái lạc:

“Kéo gỗ thì cốt bỏ đà

Đụ chắc thì cốt đàn bà nắc lên”.

Ca dao còn cho biết trong chuyện ấy, thành phần nào, lứa tuổi nào là khỏe nhất:

“Lính về, lính đụ ba ngày

Bằng anh dân cày đụ cả 1 năm”.

Hoặc:

“Ba năm du kích nằm kề

Không bằng lính chiến hắn về một đêm”.

Đúng là:

“Ăn thì đi rú, đụ thì đi lính”

(muốn ăn thì đi vào rừng rú, muốn đụ thi đi theo lính),

Hoặc

“lính về thì đụ, rú về thì ăn”.

Rồi hình dung bề ngoài như thế nào, thì khỏe khoản ấy. Nào là:

“Tóc loăn quăn, bạo ăn, bạo địt

Tóc lụ xụ bạo đụ bạo ăn”.

Nào là:

“Người gầy thầy địt.

Đọc ngay: 4 cách tự nhiên để kéo dài “chuyện ấy”

Hoặc :

“Trai tơ mà địt gái tơ

Hắn sướng trong bụng hơn mơ được vàng”.

Còn lớp người “trên bảo dưới không nghe” thì:

“Ông già mà địt bà già

Cũng bằng bốc trấu mà xoa giữa lồn ”.

Hoặc coi đây là một phép dưỡng sinh cực kỳ quí giá:

“Trẻ thì lấy con, lấy cái

Già thì thông đái, ngon cơm”.

Nhưng cũng có khi:

“Càng già càng dẻo, càng dai”,

Như cái chuyện đã xẩy ra ở một xã, tại huyện nọ:

“Quất Lâm lại có chuyện cười

Dưỡng sinh, sinh dưỡng mới lòi đuôi ra

Cụ ông mà đụ cụ bà

Người già, lồn cặc chưa già, lạ thay !”.

Nhiều khi nó có giá trị như một liều thuốc “cải lão hoàn đồng”:

“Cụ già tuổi đã tám mươi

Nghe nói chuyện đụ trong người nóng ran”.

Hay:

“Lâu ngày địt cái khỏe ra

Mặt mày trẻ lại, cái già mất tiêu”.

Bởi thế nhịn “khoản ấy” là con người trở nên tiều tụy, phờ phạc:

“Nhịn ăn mười bữa chưa gầy

Nhịn địt một bữa mặt mày xanh xao”.

Nhiều kẻ giàu có, vì chuyện ấy mà khuynh gia bại sản:

“Anh kia tan cửa nát nhà

Vì một cái đụ nên ra thế này”.

Hoặc:

“Tan cửa nát nhà, cũng vì ba cái đụ!”.

Người ta có nhiều cái khổ. Một trong những cái khổ ấy là vợ mất sớm. Vợ mất sớm là một trong ba “nhân sinh tam khổ”:

“Tuổi trẻ mất cha/ về già mất con/

Trung niên mất vợ/ Héo hon vô cùng”.

Vì thế vợ chết, hoặc vợ đi đâu lâu ngày, lắm người đã khổ và bức xúc như thế này:

“Vợ chết mới được ba ngày

Con cặc đã ngỏm như chày đâm vung”.

Hoặc :

“Vợ chết mặt còn rầu rầu

Con cặc đã nóng như đầu hỏa xa”.

Còn phía bên kia thì sao? Cũng khổ không kém !

“Chồng chết sang ngày thứ tư

Cục đú hắn dựng y như hòn lèn”.

Hoặc:

“Đàn bà chồng chết ba năm

Được một cái địt sướng rân tháng tròn”.

Hoặc:

“Chồng chết thì chưa đoạn tang

Cái lồn ngáp ngáp như mang cá mè”.

Cho nên có trường hợp đã phải tìm cách “phá bỏ gông xiềng nô lệ !”. Nếu xa vợ lâu ngày quá thì:

“Vợ rồi thì mặc vợ rồi

Lâu ngày đại hạn, sang ngồi với em”.

Nếu xa chồng lâu ngày quá thì:

“Có chồng thì mặc có chồng

Lâu ngày vắng vẻ, “tơ hồng” cứ se”.

Thậm chí có chị vừa ru con, vừa thông báo hoàn cảnh của mình cho láng giềng biết:

“Bố cháu lâu nay không nhà

Muốn xuân một tý la cà sang đây !”.

Còn trường hợp sau đây thì không biết là “khổ” hay là “sướng”, phản đối hay không phản đối:

“Hôm qua em đi hái chè

Gặp thằng phải gió hắn đè em ra

Em xin mà hắn không tha

Hắn đè, hắn nhét cái xương cha hắn vào

Đêm về lòng những khát khao

Ngày mai em lại đồi cao hái chè !”.

Tóm lại, hai cái ấy và chuyện ấy sớm được đề cập trong ca dao, tục ngữ. Nó trở thành của “gia bảo”, “liều thuốc vạn năng” để người lao động có thêm sức lực vượt qua những “chướng ngại vật” trên đường đời.

Bởi thế, mất gì thì mất, nhưng những câu ca dao , tục ngữ nói về hai cái ấy và chuyện ấy,thì dù không được bày, dạy vẫn “thừa sức” lướt qua phong ba bão táp của thời gian, chỉ cần một lần thoảng qua cái lỗ tai là găm lại trong trí nhớ. Nó trở thành “tiềm lực” trong con người, đặc biệt là những người lao động chân tay. Ca dao xưa có câu:

“Chàng làng chèo chẹt nỏ mần (chẳng làm) chi ai/

Chim cu ngẩm ngẩm, ăn hết đậu, hết khoai nhà người”.

Một số người, nhìn bề ngoài có vẻ “đạo mạo, nghiêm túc”, nhưng bên trong lại là những tay “thợ giác, thợ khoan” “nổi tiếng”! Vì thế, người xưa đã lớn tiếng tố cáo, vạch mặt:

“Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình

Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi”.

Hoặc:

“Ban ngày quan lớn như thần

Ban đêm quan lớn tần mần như ma”

Đó sao? Còn ngày nay nếu chịu khó sưu tầm cũng không phải là “của hiếm”.

Trong ca dao, tục ngữ, cũ và mới, nếu “săn lùng” cho hết thì còn phờ râu trê! Người viết “chân ngắn quá, không đi cùng trái đất”, có chỗ nào chưa đủ, mong bạn đọc bổ sung cho phong phú thêm. Có chỗ nào “vui quá hóa…dại”, lỡ lời, lỡ bút, mo

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *