SEO xuất phát từ nhu cầu ẩn giấu đằng sau mỗi truy vấn của người dùng. Mọi tác vụ bạn cần làm đều phục vụ cho 2 đối tượng: Người dùng và Google. 5 tư duy dưới đây hi vọng sẽ cho bạn 1 góc nhiều chín chắc hơn về nghề SEO.
Có phải nghề SEO đang thoái trào như mọi người nghĩ
Table of Contents
1. Thực trạng nghề SEO hiện tại
a. Nghề SEO đang bị “Underestimate” như thế nào?
Nghề SEO đang bị biến động rất nhiều trong khoảng thời gian gần đây. Không chỉ là sự ra đời của các công nghệ AI mà nó còn là các cách thức marketing mới nơi mà SEO không còn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp (vĩ nhiên không phải là tất cả).
SEO ra đời và phát triển mạnh mẽ cùng với Google, nó tạo ra những công việc mới, những kiến thức mới và cả những khái niệm mới trong Marketing. Nhiều anh em trong nghề hay thậm chí là các doanh nghiệp thì đều sẽ nghĩ rằng làm SEO chỉ đơn giản tối ưu trên platform Google là xong.
Nó không hẳn là sai nhưng chưa đủ để đúng!
SEO hay Search Engine Optimization có nghĩa là tối ưu hoá “công cụ tìm kiếm”. Ngày trước thì rõ ràng để tìm kiếm thông tin, tìm kiếm sản phẩm hay để tìm một câu trả lời cho một câu hỏi nào đó thì chỉ có thể tìm đến Google mà thôi. Nhưng bây giờ thì sao chúng ta có rất nhiều platform tìm kiếm khác nhau, nào là ChatGPT để trả lời những câu hỏi thông tin, Shopee, Lazada để tìm sản phẩm, Tiktok để tìm review về đồ ăn hay review về một món đề muốn mua. Còn chưa kể đến những thị trường khác như US thì họ tập trung tìm kiếm trên Bing mà thôi. Đấy chính là câu chuyện và cũng là vấn đề mà những người làm SEO hay chính cái nghề SEO này cần phải giải đáp cho doanh nghiệp và người dùng: “tại sao tôi cần SEO nếu bạn chỉ biết SEO Google?”. Ở bài viết này tôi sẽ phân tích góc nhìn của mình trên một dài khía cạnh.
Thứ nhất góc độ phát triển kinh doanh, thúc đẩy nhận diện thương hiệu.
Tại sao doanh nghiệp lại cần những người làm SEO như chúng ta?. Trong khi hiện giờ có hàng tá các platform khác có thể mang lại kết quả nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều. Đồng ý là với sự ra đời của Tiktok hay ChatGPT chúng ta có thể thấy nhu cầu được trả lời nhanh được học nhanh đang là xu thế.
Tuy nhiên đó không phải là tất cả, nó cũng giống như việc chỉ nhìn thấy phần nỗi của tảng băng trôi không đồng nghĩa là tảng băng đó chỉ có nhiêu đó.
Phần bên dưới của tảng băng thì sao, nó to như thế nào làm sao biết được. Trở lại với bài toán marketing trong doanh nghiệp, nếu không triển khai SEO thì làm sao đoán định được là người ta có tìm kiếm họ trên Google hay không, dung lượng thị trường của họ trên platform Google là bao nhiêu.
Chưa kể đến những cơ hội đẩy mạnh thương hiệu một cách sâu sắc và bền chặt khi mà các platform khác nó chỉ thu hút những người dùng muốn nhanh. Tôi sẽ dùng Tiktok để so sánh cũng như đưa cho doanh nghiệp một góc nhìn về cách phát triển thương hiệu và tìm kiếm người dùng.
Đối với Google đó là sự tin cậy. Khi website của doanh nghiệp được xếp hạng cao trên Google, khách hàng có xu hướng tin tưởng hơn vào sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó. Ngoài ra nó còn tăng doanh số bán hàng. Khi lượng truy cập tăng lên, số lượng khách hàng tiềm năng cũng tăng, từ đó doanh nghiệp có cơ hội bán được nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn.
Bên cạnh đó doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo. SEO Google là một hình thức quảng cáo hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn so với quảng cáo truyền thống. Tuy nó có lâu một chút nhưng bù lại sau khi đã đạt được thứ hạng cao thì quả ngọt nhận lại là vô cùng tốt.
Hơn thế nữa nếu doanh nghiệp không có mặt trên trang đầu của Google, khách hàng sẽ có xu hướng chuyển sang các đối thủ khác có thứ hạng cao hơn. Tìm đọc thông tin về sức khoẻ mà toàn thấy Vinmec thì rõ ràng là người ta muốn đi khám bệnh ở Vinmec rồi. Đối với Tiktok nó scale rất nhanh.
Cái gì nhanh đến thì cũng nhanh đi!
Tiktok cho doanh nghiệp cơ hội có nhiều người quan tâm trong thời gian ngắn, nhưng nên nhớ người dùng trên đó họ không quan tâm đến brand, cái họ quan tâm là nội dung do brand tạo ra có “giải trí” hay không.Khi mà tính giải trí không còn tự khắc sẽ họ sẽ rời đi, unfollow, kênh bị flop,… Rõ ràng Tiktok hay những nền tảng thông tin nhanh khác vẫn đang và sẽ là trend nhưng nó là trend và là cơ hội cho việc phát triển thương hiệu cá nhân KOLs, KOC chứ không phải cho brand. Đã là doanh nghiệp, là đại diện cho rất nhiều cá nhân thì không thể qua loa như thế. Chúng ta có thể thấy những thương hiệu lớn mấy khi xuất hiện trên TikTok. Không phải vì họ không muốn đây mà là vì họ sợ, sợ bị nhận định sai về nhận thức thương hiệu. Để bán hàng đôi khi brand chỉ cần thuê KOLs là đủ.
Tôi sẽ không xoáy sâu thêm về sự khác nhau giữa Google và TikTok, và những nhận định khách quan này của tôi là để những người chủ doanh nghiệp hiểu được sự quan trọng của tất cả nền tảng và thứ mà họ nên triển khai trong chiến dịch marketing của mình và tránh mấy câu hỏi khó anh em SEO chúng tôi kiểu: “tại sao lại cần SEO Google khi mà giờ tôi có ChatGPT hay Tiktok”.
Thứ hai, tôi sẽ nói ở dưới góc độ công việc, nhiệm vụ phải làm trong SEO.
Nhiều doanh nghiệp hay một số bộ phận anh/chị ở vị trí marketing nghĩ rằng làm SEO rất dễ, chỉ cần viết nội dung tối ưu cho điểm Rankmath hay YoartSEO nó xanh là được, xong rồi ngồi đó rung đùi chờ nó lên hạng. Ừ, cứ chờ đi, may mắn thì nó cũng ranking đấy, không ít doanh nghiệp hiện tại ranking tốt mà chẳng cần người làm SEO.
Tuy nhiên khi website tụt thứ hạng, bị án phạt từ Google, lỗi technical thì tràn đầy luôn. Thì lúc đấy phải làm thế nào, ai sẽ là người xử lý, đi thuê outsource thì người ta chỉ nhận không dưới 40 – 50tr một tháng, chưa kể đến mấy site bị dính án phạt có khi người ta còn không nhận, cho đại dài cái giá 100, 200tr cho doanh nghiệp xanh mặt rồi bỏ đi luôn. Mất bò mới lo làm chuồng, tới lúc site tụt hạng mới đi kiếm chuyên viên SEO. Xong người ta vào quăng cho người ta một đống bài toán cần giải, nào là fix lỗi, nào là ranking. Tôi nói thật cầm một website làm SEO từ đầu còn dễ chứ đưa một website bị phạt kèm một ngàn lẽ một lỗi technical thì chịu. Những người làm được điều đó thì người ra làm riêng hết rồi không có đi làm cho ai chi cho mệt.
Câu hỏi đặt ra là: Sao không làm chuẩn chỉnh ngay từ đầu?
Xây dựng và tối ưu từ lúc build web có phải sẽ tốt hơn không.
Tìm và audit những lỗi technical thường xuyên có phải tốt hơn không?
Xây dựng các chỉ số bên ngoài trang hợp lý có phải tốt hơn không?
Nếu không có người làm SEO thì ai sẽ tối ưu hóa trang web?
Tối ưu hóa nội dung, meta description, tiêu đề, thẻ alt và tốc độ tải trang?
Hay cứ thích viết gì là viết, tiêu đề ngắn dài làm sao không quan trọng, ảnh thì kệ nó dung lượng bao nhiêu?
Ai là người nghiên cứu từ khóa?
Hay thích chủ đề gì thì viết chủ đề đó trên web và khiến cái web như một cái lẫu thập cẩm?
Ai là người xây dựng liên kết internal link, external link hay chỉ viết bài rồi thắp nhang mong nó lên top với site có 0 độ trust, 0 sức mạnh nào?
Ai là người check lỗi và audit các lỗi đó cho website?
Hay cứ mặc kệ đời, để lỗi đó cho tự nhiên nó sửa, tự nhiên nó mất?
Ai là người báo cáo các chỉ số trong SEO, tỷ lệ impression, Click, Bounce rate, hành trình khánh hành trên website, chủ để nào là chủ đề mà site mạnh nhất, EAT tốt nhất?
Hay là để một ông chuyên viết báo cáo, một ông chuyên vẽ chiến dịch marketing báo cáo?
Tôi sẽ không nói thêm về thứ mà người làm SEO làm được cũng như là những điều mà bộ phận khác trong marketing không làm được. Vĩ nhiên là có một số “full stack” ở đây vè bĩu quan điểm này nhưng mà ok thôi. Quan điểm vẫn cứ là quan điểm. Thích thì nghe không thích thì phản bác để chúng ta có một kết quả tốt hơn.
2. Làm thế nào để đạt được thành công trong SEO?
Khi SEO không đem lại kết quả, có phải ta nên bỏ cuộc?
Ngồi lại và lắng nghe đôi điều mà mình muốn nhắn gửi các bạn đã, đang và sắp đến với nghề SEO nhé. Đầu tiên, hãy cùng nhìn lại những giấc mơ và khát vọng ban đầu khi ta bước chân vào cái nghiệp SEO này. Có thể đó là lúc ta tin rằng SEO có thể thay đổi cuộc sống của mình, cho mình một cái nghề và mình có thể thành công từ nó. Tuy nhiên đôi lúc chúng ta sẽ không đạt được những kết quả như chúng ta mong đợi, tối ưu mãi keyword chẳng lên top, chỉ số thì cứ lẹt đẹt mãi,…
Bình luận về việc có phải ta nên bỏ cuộc khi SEO không lên
Có một sự thật là… hành trình SEO không phải dễ dàng. Trái tim ta có thể mỏi mệt trước sự chờ đợi và những thất bại không mong muốn. Nhưng hãy nhớ rằng đó chỉ là những bước thử thách để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự thành công sắp tới.
Hãy gửi đi những lo lắng và nỗi buồn, và tìm lại đam mê và tình yêu với SEO. Vì đam mê là nguồn năng lượng vô hạn, giữ cho ta đi tiếp dù có bao nhiêu thử thách.
Hãy cùng nhìn vào những khía cạnh quan trọng:
a. Phân tích thất bại
Hãy xem xét kỹ lưỡng những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong SEO. Điều gì đã không hoạt động? Tại sao kế hoạch và chiến lược không thành công? Bằng cách này, ta có thể rút ra bài học quý giá và điều chỉnh để tránh những sai lầm tương tự trong tương lai.
b. Xác định mục tiêu rõ ràng
Đặt ra mục tiêu cụ thể và đo lường được. Điều gì bạn muốn đạt được thông qua SEO? Tăng lượng truy cập? Nâng cao tỷ lệ chuyển đổi? Định hình rõ ràng mục tiêu sẽ giúp ta tập trung và định hình chiến lược phù hợp.
c. Nâng cao kiến thức
SEO không ngừng thay đổi và tiến hóa. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật những kiến thức mới nhất và nắm vững các công cụ và phương pháp tối ưu hóa. Điều này giúp ta áp dụng những chiến lược hiệu quả và đi đúng hướng đến thành công.
d. Xây dựng mạng lưới hỗ trợ
Đừng cố gắng vượt qua những khó khăn một mình. Tìm kiếm cộng đồng SEO, tham gia diễn đàn, nhóm trò chuyện hoặc gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực này. Họ có thể chia sẻ kinh nghiệm và cung cấp lời khuyên quý giá để giúp ta vượt qua khó khăn.
e. Kiên nhẫn và kiên trì:
Thành công không đến nhanh chóng. SEO đòi hỏi sự kiên nhẫn và kiên trì. Đặt kế hoạch dài hạn và không bỏ cuộc dù có trở ngại nào. Hãy nhớ rằng mọi công sức và thử thách đều xứng đáng khi thành công đến.
Hãy nhớ, thành công không chỉ đến từ những con số và chỉ số thứ hạng. Thành công còn đến từ việc ta tạo ra giá trị thực sự, từ việc giúp khách hàng thấy được lợi ích và sự khác biệt khi tìm kiếm trên mạng.
Và khi buồn chán và chán nản, hãy nhìn về phía trước với lòng biết ơn. Vì đó là những lúc ta học hỏi, trưởng thành và trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy tin rằng mọi cố gắng và công sức ta bỏ vào SEO sẽ trở thành hạt giống cho một tương lai tự do, sự nghiệp thịnh vượng và giấc mơ trở thành hiện thực.
Hãy tiếp tục đi trên con đường SEO, với trái tim đầy hy vọng và sự kiên nhẫn. Vì bất cứ khi nào ta chọn bước chân vào SEO, ta đang chọn một cuộc phiêu lưu không giới hạn đến với sự thành công và định mệnh.
Đừng bỏ cuộc. Hãy tiếp tục mơ, tạo và lan tỏa giá trị. Vì bạn và SEO xứng đáng nhau.
Hi vọng status này sẽ mang đến những suy nghĩ mới cũng như truyền động lực và khích lệ các bạn không bỏ cuộc trong nghề SEO. Nay hơi cảm xúc khi nghe bạn mình muốn bỏ nghề này nên bài viết hơi sến súa nha anh em.
3. Lương nghề SEO
Em chào mọi người, em có thắc mắc về chuyện lương nghề SEO mong được anh chị giải đáp.
Em từng có 2 năm đi viết bài ctv seo, cũng có gắn bó với công ty A 10 tháng viết bài + lên plan kw. Trong thời gian 4 tháng đây em cũng có tạo page 4 tháng gần 3k followers.
Có thể nói em khá tự tin về khả năng viết của mình. Nhưng về kiến thức seo thì mới ở việc viết tối ưu và lập plan.
Em muốn hỏi mọi người tháng 5 này em ra trường ứng tuyển vị trí Seo thì mức lương em có thể nhận là bao nhiêu ạ?
Anh chị chia sẻ thêm giúp em về lương nghề seo với.
Lộ trình thăng tiến nghề SEO
4. Lộ trình thăng tiến nghề SEO như thế nào?
a. PHÁT TRIỂN VỀ KỸ THUẬT SEO
SEO -> Chuyên viên SEO -> Chuyên gia SEO ( Diễn giả, đào tạo, tư vấn doanh nghiệp)
Tập trung đi sâu vào khối kiến thức SEO và khả năng giao tiếp
SEO -> Lead SEO -> SEO manager -> CTO ( Giám đốc kỹ thuật SEO)
Đi nhiều về kỹ năng Quản lý
Cái này phù hợp với các agency về SEO, hoặc một số công ty lớn có riêng mảng SEO.
b. ĐI HƯỚNG TẬP TRUNG KINH DOANH
SEO -> Marketing online -> Digital marketing -> CMO (Giám đốc marketing)
SEO -> Marketing -> Sales và Marketing -> CEO
Cái này phù hợp các doanh nghiệp Client hoặc có nhu cầu kinh doanh riêng.
Mọi người ai có lộ trình thăng tiến khác không, mọi người đang theo lộ trình thăng tiến nào, mọi người có góp ý gì không.
5. Tư duy SEO lõi của tôi – Góc nhìn từ gốc (Phần 1)
Với hơn 12 năm nghiên cứu Marketing, 6 năm nghiên cứu chuyên sâu về SEO tôi thấy rằng: Tư duy đúng sẽ quyết định hành vi và sự thành công của 1 dự án SEO, đặc biệt là tư duy lõi. Trong nghề SEO, với tôi, sẽ có tối thiểu 4 tư duy lõi chi phối tất cả mọi hành động trong SEO của tôi.
a. TƯ DUY CỐT LÕI VỀ BỘ TỪ KHÓA
Trong marketing, người dùng, người mua hàng luôn có 1 một hành trình mua hàng nào đó. Và họ (Marketer) luôn cố gắng vẽ hành trình mua hàng và xác định các “điểm chạm” để có thể “bẻ lái” các hành vi của người dùng theo các hành vi mà doanh nghiệp muốn.
Ở SEO cũng vậy, và điều này dễ dàng hơn hẳn vì người dùng ở kênh SEO là những người dùng “chủ động” và họ để lại vết thông qua “bộ từ khóa”. Vậy nên, với tôi một kế hoạch SEO tổng thể tốt là một kế hoạch SEO tổng thể phải liệt kê được hết tất cả từ khóa mà có thể trở thành điểm chạm giữa doanh nghiệp và khách hàng của mình.
Tôi quan niệm, nếu bạn nghiên cứu được bộ từ khóa không đầy đủ, thì cũng như một thầy bói xem voi, chỉ thấy được một phần của người dùng mà không thấy được tổng thể. Và, do chỉ thấy 1 phần nên các quyết định của bạn về sau (Lên cấu trúc website, viết content) đều về không hoàn chỉnh và dễ bị sai sót.
b. TƯ DUY CỐT LÕI VỀ CONTENT CHUẨN SEO
Tư duy cốt lõi thứ 2 với tôi, đó là content chuẩn SEO.
Content chuẩn SEO = Content + Chuẩn (Trước) + SEO (Sau).
Chuẩn: Chuẩn nhu cầu tìm kiếm của người dùng
SEO: Được tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm
Chúng tôi thường tập trung 80% thời gian cho phần “Chuẩn nhu cầu tìm kiếm của người dùng” trước và 20% (Thậm chí có thể ít hơn) cho phần tối ưu hóa cho công cụ tìm kiếm (Mật độ từ khóa, alt ảnh.v.v.v). Tôi quan niệm: Bài viết phải phục vụ “Search Intent người dùng” thì tự khắc Google sẽ tìm cách (Thường là bằng thuật toán) sẽ hiểu mình. Vậy nên phần “Chuẩn” là bất biến và đi trước, phần “SEO” có thì tốt, không có cũng đừng quá lo lắng.
Ngoài ra, với tôi, Content không có nghĩa là chữ, là hình ảnh, là video … là tất cả những yếu tố trên website có thể gia tăng trải nghiệm người dùng. Nó phải bao gồm tính năng (như bộ lọc, cách sắp xếp, sidebar, bài viết liên quan, tính năng đặt hàng, nút gọi điện .v.v.v).
Hy vọng, với 2 tư duy về content trên sẽ giúp bạn “sáng tạo” ra nhiều giải pháp để triển khai Content tốt hơn, lên top tốt hơn trong thời gian tới.
c. TƯ DUY CỐT LÕI VỀ TECHNICAL SEO
Tôi biết nhiều bạn mới vào nghề SEO luôn băn khoăn về mức độ quan trọng của các tiêu chí Technical SEO. Các bạn thường không hiểu bản chất, vậy nên các bạn sẽ luôn băn khoăn với câu hỏi: Tiêu chí A có quan trọng không? Bỏ tiêu chí A có ảnh hưởng đến SEO không? Tiêu chí B có nên yêu cầu code chỉnh sửa không?… Nếu các bạn có các nguyên tắc và hiểu rõ bản chất về Technical SEO thì các bạn rất dễ dàng trả lời các câu hỏi đó. Với tôi Technical SEO chỉ đơn thuần là các checklist website giúp Google 3 nguyên tắc
Google biết đến => Google hiểu => Khả dụng khi người dùng cần.
Nguyên tắc 1: Giúp Google tìm thấy trang website và tìm thấy từng trang con ở trên website => Sinh ra các tiêu chí Technical giúp bot Google tìm đến từng trang trên website của bạn càng nhiều càng tốt.
Nguyên tắc 2: Giúp Google hiểu nội dung của trang đó => Sinh ra các tiêu chí technical giúp Google hiểu được nội dung của trang đó
Nguyên tắc 3: Khi người dùng cần thì trang của bạn phải hoạt động tốt => Sinh ra các tiêu chí technical giúp gia tăng trải nghiệm người dùng.
Các bạn hãy tưởng tượng, technical ở SEO cũng giống như “tán gái” vậy, nhưng ở chủ thể ở đây là “gái muốn được tán”. Chính vì vậy, 3 việc cô ấy phải làm là:
Bước 1: Tìm cách để càng nhiều chàng trai “biết đến” cô ấy càng tốt.
Bước 2: Sau đó cô ấy phải thể hiện mình “phù hợp với họ” bằng cách cho các chàng thấy mặt, biết tính cách, biết sở thích .v.v.v.
Bước 3: Và cuối cùng, khi các chàng muốn thì “cô ấy sẵn sàng có mặt”…
d. Tư duy lõi về phân tích số liệu dự án
Với tôi, số liệu dự án (Vị trí top, traffic .v.v.v) không phải là “để xem cho biết” mà tôi luôn tư duy rằng số liệu là phải biết nói, thông qua số liệu thì tôi phải ra được 1 hành động cụ thể nào đó. Tôi thường sử dụng “Google Sheet” để tạo ra bảng dữ liệu trả lời cho các câu hỏi:
Tỷ lệ đúng trang đích là bao nhiêu? Bắt sai vào bài nào?
Ngày đăng bài, ngày lập chỉ mục, ngày lên top là bao nhiêu?
Sau bao ngày đăng bài thì từ khóa sẽ lên top?
Biến động từ khóa sau khi có bài đăng?
Với về phân tích số liệu dự án, trong 5 năm qua tôi đã chỉnh sửa file “checktops” này rất nhiều lần. Tìm rất nhiều cách để tự động trả lời các câu hỏi (Thông qua tính năng Pivot Table, qua Datastudio .v.v.v). Chính điều này giúp tôi hiểu rõ dự án hơn, trả lời các câu hỏi và đưa ra quyết định trong dự án nhanh và chính xác hơn.
Đây cũng là lần đầu tôi viết trên Group NGHIỆN SEO với giọng văn của 1 người làm SEO (khá kỹ thuật và hơi khó hiểu tí). Sắp tới, tôi sẽ cố viết nhiều hơn (Về tư duy SEO + Chuyển đổi + GA4) và hy vọng khả năng viết sẽ được cải thiện.
6. NGHỀ SEO – Giúp tôi có thu nhập hơn 2 tỷ 1 tháng từ những năm 2016.
Tôi phải chấp nhận mình từng là một người quá “Nghiện SEO”. Minh chứng là tôi đã dành ngày 16-20 tiếng để làm SEO: Làm ở công ty, nhận dự án làm cho khách và thực hiện những dự án của bản thân (đây là mục tiêu chính).
Đến một ngày, tôi đã có thu nhập hơn 2 tỷ 1 tháng từ nghề SEO mức thu nhập mà bạn bè cùng trang lứa không ai dám tin vào những năm 2016. Tôi thành công nhờ theo đuổi con đường kinh doanh ở Mỹ dựa vào SEO. Con đường thành công thì dài lắm, từ việc tôi phải học từng câu từng chữ Tiếng Anh vì trình độ Tiếng Anh như trẻ em 2 tuổi cho đến khi tôi có một hệ thống kinh doanh tại Mỹ. Con đường thành công nào cũng dài, người cố gắng đi tới cuối con đường là người thành công.
Đơn giản vậy thôi!
Tuy kiếm được tiền nhưng nghề SEO cũng khiến tôi bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe như: cong vẹo cột sống, bệnh về đường tiêu hóa … do tôi quá nghiện nó.
Năm 2019 tôi đã quyết định dừng hẳn lại công việc SEO và bán doanh nghiệp của mình và theo con đường đầu tư và tự do tài chính. Hiện tại, tôi đã không còn phải suy nghĩ nhiều về việc kiếm tiền ở tuổi 32. Nhiều khi tôi rãnh hay lên mạng bóc phốt những người chuyên dạy người khác làm ăn kiểu chộp giật nhưng mở khóa học rầm rộ chỉ để muốn giúp người khác từ những bước đi đầu tiên. Hãy học những thứ cốt lõi nhất và làm những công việc có chất lượng và có giá trị thì mới có tương lai bền vững.
Ngồi lại và lắng nghe đôi điều mà mình muốn nhắn gửi các bạn đã, đang và sắp đến với nghề SEO nhé. Đầu tiên, hãy cùng nhìn lại những giấc mơ và khát vọng ban đầu khi ta bước chân vào cái nghiệp SEO này. Có thể đó là lúc ta tin rằng SEO có thể thay đổi cuộc sống của mình, cho mình một cái nghề và mình có thể thành công từ nó. Tuy nhiên đôi lúc chúng ta sẽ không đạt được những kết quả như chúng ta mong đợi, tối ưu mãi keyword chẳng lên top, chỉ số thì cứ lẹt đẹt mãi,…
Có một sự thật là… hành trình SEO không phải dễ dàng. Trái tim ta có thể mỏi mệt trước sự chờ đợi và những thất bại không mong muốn. Nhưng hãy nhớ rằng đó chỉ là những bước thử thách để xây dựng một nền tảng vững chắc cho sự thành công sắp tới.
Hãy gửi đi những lo lắng và nỗi buồn, và tìm lại đam mê và tình yêu với SEO. Vì đam mê là nguồn năng lượng vô hạn, giữ cho ta đi tiếp dù có bao nhiêu thử thách. Cảm ơn các bạn đã đọc, cảm ơn https://google.com/đã cho tôi cơ hội được thể hiện bản thân mình tốt.