10 CÁCH ĐẶT TÊN THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN HAY, TẠO DẤU ẤN KHÁC BIỆT
Việc đặt tên thương hiệu cá nhân cũng giống như đặt tên thương hiệu cho 1 doanh nghiệp vậy, nó là bộ mặt, là cái “hữu hình” giúp định vị dấu ấn khác biệt. Vậy làm thế nào để đặt tên thương hiệu hay và tạo được ấn tượng mạnh mẽ? Hãy cùng Trường Doanh Nhân HBR tìm hiểu về 10 cách đặt tên thương hiệu cá nhân ngay sau đây!
1. Khái niệm đặt tên thương hiệu cá nhân
Có thể nói, đặt tên thương hiệu cá nhân là bước quan trọng trong quá trình định vị thương hiệu cá nhân, xây dựng phong cách, hình tượng riêng của mình.
Mỗi tên thương hiệu cá nhân cần có sự sáng tạo, độc đáo và gây ấn tượng riêng. Sự độc đáo của tên thương hiệu cá nhân không nhất thiết phải là những cách gọi quá khác biệt. Điều làm nên sự khác biệt ở đây chính là nằm ở giá trị mà mỗi người đóng góp cho lĩnh vực chuyên môn của họ. Và đơn giản, một cái tên thương hiệu cá nhân được xem là thành công tức khi nhắc tới người khác biết bạn là ai.
Ví dụ những cái tên thương hiệu nổi bật mà có thể bạn đã biết: Trong lĩnh vực giải trí có Sơn Tùng MTP, Chi Pu, Xuân Bắc, trong lĩnh vực kinh tế có Phạm Nhật Vượng, Shark Hưng, trong lĩnh vực diễn giả có Lê Thẩm Dương, Tony Dzung…
2. Lợi ích đặt tên thương hiệu cá nhân
Đặt tên thương hiệu cá nhân hay, ấn tượng đem lại rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
2-1. Tạo dấu ấn cá nhân
Tên thương hiệu cá nhân là thước đo phản ánh chính xác phần nào phong cách của chủ sở hữu. Đặt 1 cái tên hay, có ý nghĩa, có giá trị sẽ giúp bạn nổi bật hơn, khẳng định cá tính mạnh mẽ hơn so với các đối thủ khác trong cùng lĩnh vực.
2-2. Xác lập sự uy tín
Tên thương hiệu cá nhân uy tín, chất lượng sẽ giúp bạn nhận được lòng tin của mọi người. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể mở rộng, khẳng định giá trị của bản thân hơn nữa. Ví dụ điển hình cho việc thành công xác lập sự uy tín đó là thương hiệu Michelle Phan – thương hiệu cá nhân của một cô sinh viên chia sẻ các clip trang điểm, cho tới hiện nay, Michelle đã trở thành cái tên của một thương hiệu mỹ phẩm – thành công phát triển từ tên cá nhân thành tên doanh nghiệp.
2-3. Đem lại nhiều cơ hội mới
Khi tên thương hiệu cá nhân của bạn được nhiều người biết đến, nó sẽ càng giúp bạn có thêm nhiều cơ hội làm việc. Và khi tên thương hiệu của bạn được lan rộng ra, chúng sẽ làm cầu nối giúp bạn mở rộng được tệp quan hệ khách hàng, đối tác.
Đặc biệt, đối với ban lãnh đạo tên thương hiệu cá nhân thành công sẽ giúp họ có thêm cơ hội được hợp tác làm việc cùng các đối tác lớn khác, đồng thời tạo được quyền uy đối với nhân viên, để từ đó dễ dàng hơn trong việc quản lý nhân sự.
2-4. Nâng cao nhận thức về bản thân
Thành công xây dựng tên thương hiệu tức là bạn đã sở hữu một công cụ hữu ích để tự quản lý bản thân. Việc nâng cao nhận thức, khai thác giá trị bên trong con người sẽ giúp bản thân bạn không ngừng phát triển. Tên thương hiệu có dấu ấn sẽ giúp bạn nâng cao nhận thức về bản thân mình, từ đó, thôi thúc bản thân nỗ lực hết mình để giữ được thương hiệu cá nhân bền vững.
3. Thế nào là một tên thương hiệu cá nhân tốt?
Không có bất cứ công thức nào đo lường được một tên thương hiệu cá nhân tốt hay không, tuy nhiên, bạn cần biết những yếu tố tạo nên một cái tên ý nghĩa và có giá trị cao đó là:
- Có ý nghĩa: Một cái tên thương hiệu hay cần phải truyền đạt được bản chất của thương hiệu, gợi hình ảnh và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực
- Khác biệt: Sự khác biệt sẽ giúp người nghe ghi nhớ cái tên của bạn lâu hơn, phân biệt được với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt là yếu tố thúc đẩy nhận thức thương hiệu dễ dàng hơn
- Dễ hiểu: Bạn không nên đặt cái tên quá khó hiểu, quá hóc búa, hãy ưu tiên những cái tên dễ dàng diễn giải, dễ hiểu ý nghĩa và dễ đọc. Điều này sẽ giúp đại đa số người nghe có thể hiểu và ghi nhớ được ngay cái tên của bạn
- Có thể đăng ký bảo hộ bản quyền: Tên thương hiệu cá nhân cũng cần bảo hộ bản quyền, đặc biệt là khi bạn có tầm ảnh hưởng nhất định. Vì thế hãy ưu tiên lựa chọn những cái tên có thể đăng ký bảo hộ về mặt pháp lý và ý thức chung
- Đảm bảo tính trực quan: Tên thương hiệu cá nhân cần có tính trực quan thể hiện trong logo, màu sắc, biểu tượng… Như vậy mới gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu hiệu quả.
🔥[HOT] ĐẠI SỰ KIỆN MARKETING LỚN NHẤT NĂM 2024 SẮP DIỄN RA – CẬP NHẬT XU THẾ MARKETING TRONG BỐI CẢNH AI & BIG DATA
💥Siêu sự kiện Marketing – Một chương trình ĐẶC BIỆT – DUY NHẤT 01 LẦN trong năm tại TP. Hà Nội (20-21/07/2024) và TP. Hồ Chí Minh (07-08/09/2024). Đây là cơ hội hiếm có để cập nhật xu thế kinh doanh toàn cầu, giúp doanh nghiệp Việt “vượt cạnh tranh” để bứt phá doanh thu trong thời kỳ kinh tế suy thoái.
02 ngày Offline tại sự kiện MARKETING SUMMIT 2024 – XÂY DỰNG HỆ THỐNG MARKETING ĐA NỀN TẢNG sẽ mang đến bức tranh toàn cảnh từ chiến lược đến thực thi:
- Cập nhật xu thế làm Marketing trong bối cảnh Big Data & AI
- Chiến lược Marketing thương hiệu tổng thể cho mọi sản phẩm/dịch vụ
- Cập nhật & định hướng tầm nhìn Marketing dài hạn cho doanh nghiệp trong thời kỳ công nghệ số 6.0
- Thấu hiểu khách hàng mục tiêu – Biến khách hàng trở thành “fan” trung thành của doanh nghiệp
- Chìa khóa thu hút – Tuyển dụng – Đào tạo nhân tài Marketing chất lượng
- Bí kíp tạo ra content bán hàng chuyển đổi vạn đơn trên Facebook, TikTok, Youtube…
- Công thức xây dựng thương hiệu cá nhân – Xây dựng kho Content xây dựng thương hiệu cá nhân tuyệt đỉnh trên mạng xã hội
4. Nguyên tắc đặt tên thương hiệu cá nhân
Để đặt 1 được một tên thương hiệu hay, không chỉ dựa vào sự sáng tạo tự do và cảm tính mà còn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản nhất. Hãy áp dụng 5 nguyên tắc vàng sau đây khi đặt tên thương hiệu cá nhân:
4.1. Ngắn gọn dễ nhớ
Điều quan trọng đầu tiên đó là đảm bảo tên thương hiệu cá nhân ngắn gọn, dễ nhớ. Tốt nhất, nên chọn tên dưới 3 từ để đảm bảo dễ tiếp cận với người nghe. Không cần phải đầy đủ như slogan nhưng tên thương hiệu phải làm sao để người nghe nghe xong có thể ghi nhớ được ngay và bị thu hút bởi cái tên đó.
4.2. Tên thương hiệu cá nhân phải có ý nghĩa, thông điệp riêng
Tên thương hiệu cá nhân cần mang ý nghĩa sâu sắc, chứa đựng những thông điệp tích cực mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng. Đây là yếu tố quan trọng giúp thương hiệu cá nhân của bạn dễ dàng tiếp cận đến khán giả và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho quá trình phát triển bản thân.
Ví dụ tên Sơn Tùng MTP có nghĩa là Sơn Tùng Music – Tài năng – Phong cách.
4.3. Hãy đặt tên theo lĩnh vực/sản phẩm/dịch vụ của bạn
Một nguyên tắc mà bạn nên áp dụng đó là đặt tên thương hiệu cá nhân gắn liền với lĩnh vực, sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp. Khi tên thương hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ sẽ giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm bạn kinh doanh, ấn tượng về lĩnh vực chuyên môn của bạn.
Ví dụ như: Nam SEO – tên thương hiệu này khiến người nghe định hình được ngay bạn cung cấp kiến thức, sản phẩm trong lĩnh vực SEO.
4.4. Nên nghiên cứu kỹ thị trường trước khi đặt tên
Để sở hữu tên thương hiệu thành công, bạn cần nghiên cứu thật kỹ thị trường, đồng thời phải thực hiện phân tích kỹ khách hàng mục tiêu trước khi lựa chọn tên. Việc nghiên cứu này sẽ giúp bạn tránh chọn tên trùng đối thủ, nắm bắt được xu hướng định danh trong lĩnh vực của bạn.
Không những thế, khi tìm hiểu kỹ khách hàng, bạn sẽ nắm bắt rõ tầm hiểu biết, thói quen của họ, từ đó, giúp bạn đặt tên gần gũi, thân thiện hơn với nhóm đối tượng đích.
4.5. Kết hợp tiếng Anh để đặt tên
Đối với sự phát triển toàn cầu hiện nay, tên tiếng Anh sẽ giúp bạn mở rộng cơ hội được biết đến ở tầm quốc tế. Kết hợp ngôn ngữ tiếng Anh khi đặt tên thương hiệu sẽ tăng tính chuyên nghiệp, sang trọng cho thương hiệu đồng thời thu hút được nhiều nhóm đối tượng khách hàng đa quốc gia.
Ví dụ: Mr. Tony Dzung – một diễn giả, doanh nhân có tầm ảnh hưởng tại Việt Nam cũng đã áp dụng cách đặt tên kết hợp tiếng Anh độc đáo này.
5. Cách đặt tên thương hiệu cá nhân hay, thu hút và độc đáo
Làm thế nào để đặt tên thương hiệu cá nhân hay, độc đáo và thu hút khán giả. Hãy áp dụng 10 cách đặt tên thương hiệu sau đây!
Cách 1: Dùng tên thật để đặt thương hiệu
Dùng tên cá nhân là cách tối ưu nhất khi đặt tên thương hiệu tuy nhiên điểm hạn chế nằm ở chỗ vì quá quen thuộc nên dễ bị lu mờ và không gây ấn tượng với khán giả. Khi dùng tên cá nhân đặt tên thương hiệu, hãy biến tấu đôi chút để tạo nên sự độc đáo và dễ nhớ. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng biệt danh hay các đại từ xưng hô để đặt tên. Ví dụ như: Trường Giang được biết đến với cái tên Chú Mười.
Để đặt tên thương hiệu bằng tên cá nhân độc đáo hơn, hãy thử áp dụng 1 số mẹo sau:
- Sử dụng họ và tên, không sử dụng đầy đủ tên họ, đặt ngược tên họ. Ví dụ: Hòa Nguyễn là kênh Facebook của ca sĩ Hòa Minzy.
- Kết hợp tên với sản phẩm, dịch vụ cung cấp. Ví dụ: Cơm Tấm Cô Ba
- Kết hợp tên và từ liên tưởng đến sản phẩm & dịch vụ, ví dụ: Khải Silk
- Lái từ, kết hợp từ với tiếng Anh hoặc cách viết sáng tạo khác. Ví dụ tên của ca sĩ Chi Pu
Cách 2: Đặt tên thương hiệu cá nhân theo sự liên tưởng
Với cách này, khán giả sẽ nghĩ ngay tới lĩnh vực chuyên môn mà bạn đang chia sẻ và sản phẩm/dịch vụ bạn đang cung cấp. Ví dụ như: Học tiếng Anh cùng cô Trang Trương, Học vật lý cùng thầy Tùng…
Cách 3: Đặt tên thương hiệu theo các danh từ gợi nhắc đặc biệt
Mỗi hình ảnh, sự vật, sự việc đều có ý nghĩa riêng. Đặt tên kết hợp với những danh từ gợi nhắc đem lại cảm giác ấn tượng với người nghe. Không chỉ riêng thương hiệu cá nhân mà các doanh nghiệp lớn cũng đã áp dụng phương pháp này. Cụ thể phải kể đến: Mì Gấu Đỏ, Phomai Con Bò Cười… Đối với cá nhân, bạn có thể áp dụng đặt tên thật kèm theo danh từ như: Minh Venus, My Tulip…
Cách 4: Đặt tên thương hiệu tạo cảm giác tò mò
Cảm giác tò mò sẽ khiến khán giả ấn tượng với tên thương hiệu hơn. Với dạng tên thương hiệu này, có thể ngay từ đầu người nghe không hiểu hết ý nghĩa của nó nhưng lại gợi cảm giác muốn khám phá. Ví dụ như: ca sĩ Sơn Tùng đã lấy tên nghệ danh Sơn Tùng M-TP, có nghĩa là “music” (âm nhạc), “tài năng” và “phong cách” – một cái tên nghe rất “lạ” và tạo được sự tò mò của người nghe.
Cách 5: Sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên
Việc sử dụng phiên âm âm thanh để đặt tên thương hiệu cũng khá thông minh và sáng tạo. Bạn có thể sử dụng các âm thanh quen thuộc hằng ngày hoặc có thể sử dụng cách đổi chữ, chơi đảo từ trong tên thật để đặt biệt danh cá nhân cho mình.
Ví dụ: ca sĩ Bảo Thy – tên thật là Trần Thị Thúy Loan, cô đã khéo léo lựa chọn tên nghệ danh của mình bằng cách đổi chữ từ tên Loan thành tên tiếng Anh Lona đầy sáng tạo.
Cách 6: Dùng đặc trưng của sản phẩm kinh doanh để đặt tên
Khi đặt tên gắn liền với sản phẩm kinh doanh sẽ giúp tăng mức độ nhận thức thương hiệu tốt hơn. Đây cũng là cách đặt tên khá độc đáo, mới mẻ và hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều thương hiệu cá nhân, doanh nghiệp sử dụng cách đặt tên này. Ví dụ như Chè ChangHi, Ốc Dung Mama…
Cách 7: Dùng địa chỉ, địa danh để đặt tên thương hiệu cá nhân
Sử dụng tên địa danh kết hợp đặt tên thương hiệu cá nhân cũng khá mới mẻ và hiệu quả. Việc đặt tên theo địa chỉ giúp bạn hướng tới nhóm đối tượng khách hàng cụ thể hơn, gợi được cảm giác thân thuộc. Ví dụ nhân vật Hải Sa Pa tivi – Youtuber đặt tên thương hiệu cá nhân theo địa danh.
Cách 8: Đặt tên thương hiệu cá nhân bằng các từ viết tắt
Đặt tên thương hiệu bằng cách dùng từ viết tắt thường sẽ dùng chữ cái đầu tiên của tên. Ví dụ một số ca sĩ đã sử dụng cách này tạo nghệ danh độc đáo như: Ca sĩ Quân AP, ca sĩ Sơn Thạch lấy nghệ danh là ST…
Cách 9: Đặt tên thương hiệu cá nhân bằng tiếng nước ngoài
Đặt tên thương hiệu cá nhân bằng tiếng nước ngoài tạo sự chuyên nghiệp và khá bắt tai đang trở thành xu hướng được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là cách đặt tên sử dụng thêm các từ Tiếng Anh tạo sự độc đáo và thể hiện được nét cá tính riêng của bản thân.
Ví dụ một số nhân vật nổi tiếng đã sử dụng cách đặt tên này như Reency Ngô, Linda Ngô, Tony Dzung…
Cách 10: Dùng các tính từ may mắn đặt tên thương hiệu cá nhân
Sử dụng các tính từ may mắn để đặt tên thương hiệu cá nhân rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Theo tâm lý người Việt, tên hay gắn với phong thủy sẽ đem lại sự may mắn. Một số doanh nghiệp cũng đã áp dụng cách đặt tên này. Ví dụ như các tính từ Thành Đạt, Hưng Thịnh, Phát Đạt…
6. Một số lưu ý khi đặt tên thương hiệu cá nhân
Một cái tên thương hiệu cá nhân hay phải được chỉn chu trong từng chi tiết nhỏ: từ ý nghĩa cho đến cách đọc… Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi đặt tên thương hiệu cá nhân!
6.1. Không thay đổi tên thương hiệu quá thường xuyên
Để xây dựng thương hiệu, sự nhất quán cố định rất quan trọng. Khi thay đổi tên thương hiệu, bạn sẽ cần thời gian xây dựng lại từ đầu với cái tên mới để đồng bộ bộ nhận diện. Vì thế, hãy thật cẩn trọng khi lựa chọn tên thương hiệu cá nhân trước khi công khai, hạn chế tối đa nhất có thể việc thay đổi.
6.2. Đặt tên thương hiệu liên quan đến sản phẩm dịch vụ
Đây là nguyên tắc giúp người tiêu dùng có thể ghi nhớ được ngay tên thương hiệu của bạn gắn với sản phẩm, dịch vụ nào mà bạn đang bán. Việc đặt tên thương hiệu không liên quan đến sản phẩm kinh doanh đôi khi sẽ gây khó khăn cho người tiêu dùng về việc hình dung ra sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Cụ thể như tên Mai Yến Sào cho người tiêu dùng thấy ngay bạn đang cung cấp sản phẩm Yến sào.
6.3. Hạn chế đặt tên gây liên tưởng tiêu cực
Tên thương hiệu cần rõ ràng từ phát âm cho tới ý nghĩa. Nên tránh việc sử dụng từ có nhiều ý nghĩa đa dạng, từ tối nghĩa, có thể hiểu lầm hoặc dẫn đến liên tưởng ý nghĩa tiêu cực. Ngoài ra bạn cũng nên tránh đặt các tên dễ phát âm sai.
Ví dụ tên của Shark Phạm Thanh Hưng lấy họ tên chính thức kết hợp với từ “Shark” – vị trí của ông trong chương trình và lĩnh vực đầu tư. Đây là cái tên rõ ràng, dễ phát âm mặc dù có kết hợp giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
7. Kết luận
Việc đặt tên thương hiệu có tầm ảnh hưởng quan trọng đến ý nghĩa và sự phát triển thương hiệu cá nhân của bạn. Hy vọng những kiến thức về cách đặt tên thương hiệu cá nhân trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình định vị và xây dựng thương hiệu của riêng mình.